Quyết định 438/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 438/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 07/04/2017 |
Ngày có hiệu lực | 07/04/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Trịnh Đình Dũng |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 438/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2017 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn gồm 04 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang có quy mô diện tích tự nhiên khoảng 232.606 ha, được giới hạn như sau:
- Phía Bắc và phía Đông giáp Trung Quốc;
- Phía Nam giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang), huyện Bảo Lâm (Cao Bằng);
- Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên (Hà Giang).
Quy mô dân số: Hiện trạng khoảng 283 nghìn người (năm 2014), dự báo đến năm 2020 dân số khoảng 320 - 325 nghìn người, đến năm 2030 dân số khoảng 370 - 375 ngàn người.
Quy mô khách du lịch: Hiện trạng khoảng 0,6 triệu lượt khách (năm 2014), dự báo đến năm 2020 đạt khoảng 0,7 - 0,8 triệu lượt khách/năm, đến năm 2030 khoảng 1 - 1,1 triệu lượt khách/năm.
Là Công viên địa chất toàn cầu, có giá trị về di sản địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa các dân tộc bản địa mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
Là Khu du lịch quốc gia, đầu mối thúc đẩy phát triển du lịch miền núi Bắc Bộ, phát triển kinh tế nhằm đảm bảo quốc phòng an ninh và ổn định chính trị bền vững toàn vùng Bắc Bộ.
Là vùng nguyên liệu nông, lâm sản, dược liệu gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao.
3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
Xây dựng gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa tại Cao nguyên đá Đồng Văn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh và ổn định chính trị vùng biên giới phía Bắc.
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng Cao nguyên đá Đồng Văn kết hợp với thành phố Hà Giang là trung tâm trung chuyển, hậu cần để thúc đẩy các khu vực khác của tỉnh Hà Giang phát triển thành khu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế.
Làm cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và triển khai các bước tiếp theo theo quy hoạch được phê duyệt.
a) Định hướng phát triển không gian
- Phân vùng phát triển không gian: Định hướng và quản lý phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với các vùng như sau:
+ Vùng bảo tồn di sản địa chất: Diện tích khoảng 35.840 ha, khoanh định 139 Di sản địa chất hiện hữu (cấp quốc tế, quốc gia và địa phương) phân bố tại các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc thành 30 cụm di sản. Bảo tồn, bảo vệ các cụm di sản với ba cấp độ:
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 438/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2017 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn gồm 04 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang có quy mô diện tích tự nhiên khoảng 232.606 ha, được giới hạn như sau:
- Phía Bắc và phía Đông giáp Trung Quốc;
- Phía Nam giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang), huyện Bảo Lâm (Cao Bằng);
- Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên (Hà Giang).
Quy mô dân số: Hiện trạng khoảng 283 nghìn người (năm 2014), dự báo đến năm 2020 dân số khoảng 320 - 325 nghìn người, đến năm 2030 dân số khoảng 370 - 375 ngàn người.
Quy mô khách du lịch: Hiện trạng khoảng 0,6 triệu lượt khách (năm 2014), dự báo đến năm 2020 đạt khoảng 0,7 - 0,8 triệu lượt khách/năm, đến năm 2030 khoảng 1 - 1,1 triệu lượt khách/năm.
Là Công viên địa chất toàn cầu, có giá trị về di sản địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa các dân tộc bản địa mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
Là Khu du lịch quốc gia, đầu mối thúc đẩy phát triển du lịch miền núi Bắc Bộ, phát triển kinh tế nhằm đảm bảo quốc phòng an ninh và ổn định chính trị bền vững toàn vùng Bắc Bộ.
Là vùng nguyên liệu nông, lâm sản, dược liệu gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao.
3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
Xây dựng gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa tại Cao nguyên đá Đồng Văn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh và ổn định chính trị vùng biên giới phía Bắc.
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng Cao nguyên đá Đồng Văn kết hợp với thành phố Hà Giang là trung tâm trung chuyển, hậu cần để thúc đẩy các khu vực khác của tỉnh Hà Giang phát triển thành khu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế.
Làm cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và triển khai các bước tiếp theo theo quy hoạch được phê duyệt.
a) Định hướng phát triển không gian
- Phân vùng phát triển không gian: Định hướng và quản lý phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với các vùng như sau:
+ Vùng bảo tồn di sản địa chất: Diện tích khoảng 35.840 ha, khoanh định 139 Di sản địa chất hiện hữu (cấp quốc tế, quốc gia và địa phương) phân bố tại các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc thành 30 cụm di sản. Bảo tồn, bảo vệ các cụm di sản với ba cấp độ:
. Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích khoảng 121 ha, bảo tồn nguyên trạng, không xây dựng công trình mới, tổ chức tuyến giao thông phục vụ quản lý bảo vệ, tham quan nghiên cứu, đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới các di sản.
. Khu vực nghiêm cấm các hoạt động ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường tự nhiên: Diện tích khoảng 7.719 ha, hạn chế xây dựng mới, chỉ xây dựng các công trình thiết yếu về quốc phòng an ninh, phục vụ nghiên cứu.
. Khu vực kiểm soát các hoạt động xây dựng: Diện tích khoảng 28.000 ha, hạn chế xây dựng mới, chỉ xây dựng các công trình về quốc phòng an ninh, phục vụ du lịch, các công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật thiết yếu.
+ Vùng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Tổng diện tích 19.122 ha, bao gồm các khu sau:
. Khu Bảo tồn thiên nhiên Du Già: Diện tích toàn khu là 15.006,3 ha, tại địa bàn xã Du Già (huyện Yên Minh) có diện tích 11.795 ha;
. Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn: Diện tích 7.327 ha, tại địa bàn các xã Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Quản Bạ, Đông Hà (huyện Quản Bạ) và xã Na Khê (huyện Yên Minh).
Tại vùng lõi và rừng đặc dụng trong các khu bảo tồn trên không xây dựng công trình mới, tổ chức tuyến giao thông phục vụ quản lý bảo vệ, tham quan nghiên cứu. Tại vùng đệm hạn chế xây dựng mới, không làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường tự nhiên. Đảm bảo phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ hệ động thực vật, nguồn dược liệu, nguồn gen quý hiếm và phát triển du lịch sinh thái.
+ Vùng phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên: Tổng diện tích 14.111,2 ha, gồm các khu sau:
. Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Quản Bạ: Diện tích 8.658 ha, tại địa bàn các xã Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Nghĩa Thuận, Tả Ván (huyện Quản Bạ);
. Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Chí Sán: Diện tích 5.454 ha, tại địa bàn các xã Tát Ngà, Nậm Ban, Lũng Chinh, Sủng Máng, Tả Lủng và thị trấn Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc).
Tại hai khu bảo tồn nêu trên, xây dựng các điểm dân cư nông thôn, các công trình phục vụ du lịch. Bảo tồn loài, sinh vật cảnh, bảo vệ hệ sinh thái rừng gồm nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các giá trị đặc hữu.
+ Vùng bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng gắn với các hoạt động dân sinh kết hợp phát triển du lịch sinh thái: Tổng diện tích khoảng 88.346 ha, gồm các khu vực sau:
. Khu vực bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao (độ cao trên 1.600 m), diện tích 570 ha, tại các xã Thắng Mố (huyện Yên Minh), Phố Cáo, Phố Là, Ma Lé (huyện Đồng Văn), Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ).
. Khu vực bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình (độ cao 600 - 1.600 m), diện tích khoảng 83.021 ha, tại các xã Ma Lé, Đồng Văn, Hố Quáng Phìn, Sủng Trái, Phố Cáo, Phố Là (huyện Đồng Văn), Sơn Vĩ, Thượng Phùng, Pải Lủng, Pả Vi, Sủng Trà, Sủng Máng (huyện Mèo Vạc).
. Khu vực bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp (độ cao dưới 600 m), diện tích khoảng 2.020 ha, tại các xã Nậm Ban, Niêm Sơn, Tát Ngà (huyện Mèo Vạc), đô thị Yên Minh và các xã Đông Minh, Mậu Long, Ngọc Long (huyện Yên Minh).
. Khu vực bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên ngập nước, diện tích khoảng 2.735 ha, tại các thủy vực sông Nho Quế, sông Nhiệm và sông Miện.
Tại các khu vực nêu trên, xây dựng, nâng cấp hạ tầng các điểm dân cư nông thôn gắn với các hoạt động sản xuất, du lịch sinh thái, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên. Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa và bảo vệ nguồn nước.
+ Vùng bảo vệ cảnh quan, danh lam thắng cảnh: Tổng diện tích 2.564 ha, gồm các khu vực sau:
. Khu bảo vệ cảnh quan Mã Pì Lèng, diện tích 796,3 ha gồm phạm vi Khu di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng và khu vực phụ cận. Bảo tồn, phát huy giá trị của di tích danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng, sông Nho Quế...
. Khu bảo vệ cảnh quan di tích Cột cờ Lũng Cú, diện tích 101,5 ha bao gồm phạm vi Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia Cột cờ Lũng Cú và khu vực phụ cận. Bảo vệ hệ sinh thái trên núi đá vôi kết hợp bảo tồn di tích Cột cờ Lũng Cú, cột mốc biên giới phía Bắc, phát triển du lịch tham quan, dã ngoại.
. Khu vực xã Cán Tỷ (huyện Quản Bạ): Diện tích 120 ha, thành lập Trung tâm bảo tồn thông Việt Nam. Bảo tồn hơn 300 cây Bách vàng.
. Khu vực xã Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn): Diện tích 1.546 ha. Bảo tồn giống các loài thông quý, các loài thực vật quý hiếm, phục vụ tham quan, dã ngoại.
Tại các khu vực nêu trên, hạn chế xây dựng mới, tôn tạo các công trình văn hóa, lịch sử hiện có. Nâng cấp, cải tạo hạ tầng các điểm dân cư nông thôn gắn với các hoạt động sản xuất, phát triển du lịch sinh thái, homestay, đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan môi trường tự nhiên.
. Vùng phát triển đô thị và các khu trung tâm du lịch
Khu vực phát triển đô thị là trung tâm du lịch chủ đạo: Diện tích 8.003,24 ha, gồm thị trấn Tam Sơn (diện tích 1.233,8 ha) - trung tâm du lịch vui chơi giải trí; đô thị Yên Minh (diện tích 1.725,7 ha) - trung tâm du lịch sinh thái, đô thị xanh; thị trấn Đồng Văn (diện tích 3.038 ha) - trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử; thị trấn Mèo Vạc (diện tích 2.005,7 ha) - trung tâm du lịch khoa học địa chất, kết hợp với các xã Pả Vi, Pải Lủng, Xín Cái để trở thành trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu.
Khu vực phát triển đô thị đóng vai trò là trung tâm du lịch hỗ trợ, diện tích 14.669,42 ha gồm các xã Quyết Tiến (huyện Quản Bạ), Xín Cái (huyện Mèo Vạc), Mậu Duệ (huyện Yên Minh) và thị trấn Phó Bảng (huyện Đồng Văn).
Các khu trung tâm du lịch hỗ trợ khác: Trung tâm xã và khu vực cửa khẩu Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ), trung tâm xã và khu vực cửa khẩu Bạch Đích, trung tâm xã Lũng Hồ (huyện Yên Minh), trung tâm các xã Phố Cáo, Sủng Là, Lũng Cú, Lũng Phìn, Sà Phìn (huyện Đồng Văn), Sủng Trà, Niêm Sơn (huyện Mèo Vạc).
Tại các khu vực nêu trên, phát triển đáp ứng yêu cầu là trung tâm du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các công trình xây dựng tại đây phải gắn kết cảnh quan môi trường tự nhiên, bảo tồn, khai thác và phát huy kiến trúc truyền thống.
+ Vùng nguyên liệu nông, lâm sản gắn với chế biến công nghệ cao
Diện tích khoảng 39.897 ha, phân bố trên toàn vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, hiệu quả kinh tế cao. Hạn chế xây dựng mới, chủ yếu xây dựng các công trình quốc phòng an ninh, phục vụ sản xuất, đảm bảo giữ gìn quỹ đất nông nghiệp, rừng sản xuất.
+ Vùng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn
Diện tích khoảng 10.052 ha, phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 63 xã và Chương trình quy tụ dân cư, bố trí ổn định sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại từng huyện. Ưu tiên đầu tư, nâng cấp các điểm dân cư nông thôn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, văn hóa. Bảo tồn, tôn tạo kiến trúc truyền thống, hài hòa với cảnh quan môi trường tự nhiên. Đảm bảo các hoạt động sản xuất không gây tác động xấu đến môi trường.
+ Vùng phát triển dược liệu chất lượng cao
Diện tích khoảng 25.000 ha. Phát triển các khu vực dược liệu gắn với các điểm dân cư, đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên.
- Định hướng phát triển các công viên chuyên đề
+ Công viên địa văn hóa, lịch sử: Trên địa bàn huyện Đồng Văn. Hạt nhân là Công viên thể dục thể thao, các trò chơi dân tộc, Công viên văn hóa, nghệ thuật các dân tộc miền núi phía Bắc, khu phố cổ Đồng Văn, làng văn hóa Quyết Tiến, khu di tích Đồn Cao Văn tại thị trấn Đồng Văn và một số khu khác tại các xã Sà Phìn (di tích nhà Vương), Lũng Cú. Bảo tồn tôn tạo các công trình di tích văn hóa lịch sử.
+ Công viên khoa học địa chất: Khu vực phía Bắc huyện Mèo Vạc, gồm khu vực Hẻm vực sông Nho Quế, thị trấn Mèo Vạc, rừng tự nhiên Tát Ngà... hạt nhân là Lâm viên khoa học địa chất tại thị trấn Mèo Vạc. Hạn chế xây dựng mới, các hoạt động phát triển đảm bảo không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
+ Công viên địa sinh học gồm: Khu Bảo tồn thiên nhiên Du Già, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, khu vực sinh thái các xã Na Khê, Lao Và Chải, Tùng Vài. Hạt nhân là Công viên đa dạng sinh học Du Già, tại khu trung tâm của khu bảo tồn. Không xây dựng mới tại vùng lõi. Hạn chế xây dựng mới tại vùng đệm, chỉ ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học, quốc phòng an ninh và hạ tầng xã hội thiết yếu.
- Định hướng phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn
+ Định hướng phát triển hệ thống đô thị
Phát triển các đô thị đóng vai trò trung tâm du lịch. Đảm bảo liên kết, chia sẻ giữa các khu vực nội vùng và giữa vùng với khu vực bên ngoài. Nâng cao chất lượng hạ tầng xã hội, kỹ thuật và dịch vụ đô thị, không gian công cộng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho người dân và khách du lịch.
Tập trung phát triển các khu chức năng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Bảo tồn các giá trị di sản đặc trưng tại các đô thị. Nâng cấp chất lượng hạ tầng và dịch vụ tại các làng truyền thống trong đô thị phục vụ du lịch cộng đồng. Các hoạt động xây dựng đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan thiên nhiên và môi trường tại các đô thị.
Hệ thống các đô thị gồm: Thị trấn Phó Bảng, thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn); thị trấn Mèo Vạc, thị trấn Xín Cái (huyện Mèo Vạc); thị trấn Tam Sơn, thị trấn Quyết Tiến (huyện Quản Bạ); đô thị (loại IV) Yên Minh, thị trấn Mậu Duệ (huyện Yên Minh). Đảm bảo định hướng phát triển về quy mô, tính chất, chức năng theo yêu cầu phát triển.
+ Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn
Tập trung chương trình sắp xếp, bố trí ổn định các điểm dân cư nông thôn, phù hợp với đặc thù điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội từng khu vực, khắc phục tình trạng thiếu đất canh tác, phân bố rải rác, nhỏ lẻ. Các hoạt động xây dựng tại các điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo bảo vệ môi trường cảnh quan. Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề thủ công, các làng có giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống và cảnh quan thiên nhiên đặc sắc.
Các điểm dân cư cần quy tụ bao gồm: Các điểm dân cư vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai (sườn núi có độ dốc lớn, bị mưa lũ, có nguy cơ sạt lở, trượt lở...); các điểm dân cư vùng đặc biệt khó khăn, không có khả năng tạo quỹ đất canh tác, không có khả năng cung cấp điện, nước tới khu vực; các điểm dân cư nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, trượt lở,...; các điểm dân cư vùng lõi rừng đặc dụng, vùng bảo tồn di sản địa chất cần bảo vệ nghiêm ngặt, vùng xung yếu của rừng phòng hộ…
b) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Định hướng phát triển giao thông
+ Giao thông liên kết vùng
Đường bộ: Xây dựng Cao tốc Phú Thọ - Hà Giang, điểm đầu từ nút giao IC8 giữa Cao tốc Hà Nội - Lào Cai với quốc lộ 2 tại Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ), hướng tuyến song song với quốc lộ 2, điểm cuối tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, chiều dài khoảng 200 km. Xây dựng con đường du lịch liên kết các khu du lịch trọng điểm của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, điểm đầu từ Tam Đảo, Tây Thiên (tỉnh Vĩnh Phúc) tới Hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên), Chiến khu ATK (tỉnh Tuyên Quang), Vườn Quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn), Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), điểm cuối tại Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), chiều dài khoảng 415 km, quy mô đường từ cấp II - III.
Đường không: Xây dựng sân bay, bãi đáp trực thăng để đảm bảo hoạt động quốc phòng an ninh, cứu trợ, cứu nạn du lịch và một số hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Giao thông nội vùng
Tổ chức giao thông theo mô hình mạng lưới liên hoàn, đảm bảo khả năng lưu thông, an toàn cao. Cải tạo, nâng cấp chất lượng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tối thiểu đạt loại IV miền núi đảm bảo an toàn, ưu tiên nâng cấp các tuyến sau:
+ Bốn trục hành lang Đông - Tây: Đường tuần tra biên giới qua 4 huyện; quốc lộ 4C; kết nối tỉnh lộ 176 và đường huyện từ xã Mậu Duệ đi thị trấn Tam Sơn; kết nối tỉnh lộ 181 và đường huyện từ xã Lũng Hồ đi xã Niêm Sơn.
+ Năm trục liên kết Bắc Nam: Kết nối quốc lộ 4C và tỉnh lộ 181D; kết nối quốc lộ 4C, tỉnh lộ 181B, tỉnh lộ 181; kết nối đường Minh Ngọc - Mậu Duệ, tỉnh lộ 176, đường ra thị trấn Phó Bảng; kết nối tỉnh lộ 176C, đường huyện từ xã Thài Phìn Tủng đến xã Mậu Long; kết nối quốc lộ 4C, tỉnh lộ 176B.
Xây dựng, hoàn thiện các đoạn quốc lộ tránh khu vực tập trung xây dựng tại các đô thị Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, xây dựng bãi đỗ xe (giao thông tĩnh) tại các đô thị. Nâng cao chất lượng các tuyến giao thông, rà soát và xử lý các điểm có nguy cơ gây mất an toàn, đồng bộ với các đường cứu hộ, cứu nạn và các trang thiết bị, phân luồng giao thông rõ ràng, đảm bảo an toàn.
- Định hướng chuẩn bị kỹ thuật
Không xây dựng công trình tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét cao, khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt. Hạn chế san gạt, đào, đắp gây mất ổn định về địa chất, phá vỡ cảnh quan môi trường tự nhiên. Bảo vệ các hành lang thoát nước, đảm bảo môi trường an toàn, bền vững.
- Định hướng cấp nước
Đảm bảo cấp nước đô thị đến năm 2020 đạt 100 lít/người/ngày đêm, tỷ lệ dân số được cấp nước đạt 85%, đến năm 2030 đạt 120 lít/người/ngày đêm, tỷ lệ dân số được cấp nước đạt 95%. Cấp nước nông thôn đến năm 2020 đạt 60 lít/người/ngày đêm, tỷ lệ dân số được cấp nước đạt 75%, đến năm 2030 đạt 80 lít/người/ngày đêm, tỷ lệ dân số được cấp nước đạt 90%. Cấp nước phục vụ khách du lịch, dự phòng thất thoát.
Nâng cấp, cải tạo trạm cấp nước sạch tại các đô thị Đồng Văn, Mèo Vạc, Tam Sơn, Yên Minh, xây dựng mới tại thị trấn Phó Bảng, các trung tâm Xín Cái, Quyết Tiến, Mậu Duệ, đảm bảo công suất phục vụ người dân và khách du lịch theo quy chuẩn có liên quan.
Đối với các xã, hình thành các nguồn cấp lớn mang tính khu vực có khả năng cấp tự chảy hoặc chảy với hệ thống bơm đẩy cho các xã. Đối với những điểm dân cư nhỏ, hỗ trợ xây dựng những bể chứa nước mưa hộ gia đình.
Giải pháp cấp nước:
+ Xây dựng mạng lưới hồ treo để thu trữ nước mưa phục vụ cho các thôn, bản.
+ Đối với các công trình khai thác nước ngầm cần có hệ thống quan trắc nội bộ để theo dõi mực nước và chất lượng nước thường xuyên. Khai thác hợp lý và đảm bảo không làm ô nhiễm nguồn nước.
- Định hướng cấp điện
Đảm bảo chỉ tiêu 100% số xã, thị trấn, 96% số thôn, bản (điểm dân cư có quy mô ≥ 20 hộ) và 85% số hộ dân cư nông thôn được sử dụng điện lưới. Đảm bảo xây dựng hệ thống cấp điện không gây ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường tự nhiên và an toàn các khu dân cư.
- Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
+ Định hướng thoát nước thải
. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các đô thị Đồng Văn, Mèo Vạc, Tam Sơn, hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải tập trung tại đô thị Yên Minh, đảm bảo công suất xử lý theo quy chuẩn có liên quan.
. Các thị trấn khác xây dựng hệ thống thoát nước chung cho giai đoạn đầu và nửa riêng cho giai đoạn dài hạn. Nước thải hoạt động sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, y tế... phải có công trình thu gom, xử lý theo quy định. Tại các xã, sử dụng hệ thống thoát nước chung tại các trung tâm, xây dựng công trình xử lý đảm bảo hợp vệ sinh tại các điểm dân cư nông thôn khác.
+ Định hướng quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
Tại các đô thị, tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn, đưa đến các khu xử lý chất thải rắn tập trung tại từng huyện. Cải tạo, nâng cấp các khu xử lý chất thải rắn tại xã Tả Phìn (huyện Đồng Văn), Tùng Vải (huyện Quản Bạ), Bản Vàng (huyện Yên Minh). Xây dựng mới các khu xử lý chất thải rắn tại Phó Bảng (huyện Đồng Văn), Pả Vi (huyện Mèo Vạc).
Tại trung tâm các xã, bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Tại các điểm dân cư nông thôn khác, bố trí điểm tập trung chất thải rắn hoặc các điểm chôn, ủ chất thải rắn, đảm bảo bố trí xa dân cư, phù hợp các quy định pháp luật về vệ sinh môi trường.
Hạn chế mở rộng các nghĩa trang hiện có tại các đô thị, cải tạo cảnh quan nghĩa trang. Đối với nghĩa trang mới, mỗi thị trấn huyện lỵ xây dựng nghĩa trang tập trung riêng. Tại khu vực nông thôn, mỗi xã cần ưu tiên quy hoạch nghĩa trang tập trung riêng, đảm bảo môi trường.
c) Giải pháp bảo vệ môi trường
Phân vùng và thực hiện các chức năng theo quy định của pháp luật để bảo vệ môi trường đối với các vùng:
- Vùng bảo vệ môi trường địa chất: Thiết lập phạm vi ranh giới bảo tồn 139 Di sản địa chất hiện hữu theo các cấp độ tại 30 cụm Di sản địa chất, đảm bảo tuân thủ các quy định hướng dẫn của tổ chức mạng lưới công viên địa chất toàn cầu và các quy định pháp luật. Rà soát lại quy hoạch và các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản đã và đang hoạt động hoặc sẽ thực hiện khai thác để điều chỉnh bổ sung phù hợp theo hướng ưu tiên bảo tồn các Di sản địa chất.
- Vùng bảo vệ đa dạng sinh học: Tại vùng lõi các khu bảo tồn thiên nhiên và khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quy hoạch dân cư theo hướng tới nơi có điều kiện sống tốt hơn về hạ tầng xã hội, kỹ thuật. Tại các khu bảo tồn loài - sinh cảnh: Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt là các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa. Các hoạt động sản xuất, các công trình xây dựng phải đảm bảo không tác động xấu tới môi trường tự nhiên.
- Vùng bảo vệ nguồn nước: Lập hành lang bảo vệ nguồn nước, đặc biệt tại các sông Nho Quế, sông Miện, sông Nhiệm, các suối chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung, các khu vực hệ sinh thái ngập nước... theo quy chuẩn có liên quan.
- Vùng kiểm soát chất lượng môi trường khác: Khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, kiến trúc xanh, sử dụng các loại vật liệu xây dựng địa phương như tường trình, ngói âm dương, hàng rào đá...; khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa bản địa, đặc biệt là các công trình kiến trúc truyền thống, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đảm bảo thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải theo quy định, khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng môi trường bao gồm giám sát chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, đất và giám sát giá trị đa dạng sinh học. Xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai, phòng ngừa khắc phục các tai biến địa chất và các sự cố ô nhiễm môi trường.
5. Quy hoạch chung xây dựng bốn đô thị - trung tâm du lịch
a) Thị trấn Đồng Văn - Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử
- Quy mô và tính chất
Diện tích tự nhiên 3.038 ha. Đất xây dựng đô thị hiện trạng 258 ha, dự kiến đến năm 2020 khoảng 310 - 315 ha, đến năm 2030 khoảng 332 - 337 ha. Dân số hiện trạng 6.388 người, dự báo đến năm 2020 khoảng 8.000 - 9.000 người, đến năm 2030 khoảng 10.000 - 11.000 người.
Là trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung; trung tâm huyện lỵ huyện Đồng Văn.
- Phân khu chức năng: Phát triển các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm huyện Đồng Văn và phát triển các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm du lịch: Trung tâm chuyển đổi loại hình giao thông đa phương tiện; khu phố cổ Đồng Văn, làng văn hóa Quyết Tiến; khu di tích Đồn Cao; công viên các trò chơi dân tộc; công viên văn hóa nghệ thuật các tỉnh miền núi phía Bắc; các khu nghỉ dưỡng sinh thái, làng bản phát triển du lịch homestay.
- Định hướng phát triển không gian và thiết kế đô thị
+ Phân vùng cảnh quan
Vùng bảo tồn và khu vực đặc thù: Diện tích khoảng 550 ha, gồm các khu vực có giá trị địa chất, các khu vực có giá trị bảo vệ cảnh quan, môi trường, các khu vực rừng phòng hộ. Không xây dựng mới, bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Đồng Văn, làng văn hóa Quyết Tiến, khu di tích Đồn Cao, hình thành không gian có giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng của Cao nguyên đá Đồng Văn.
Các vùng cây xanh cảnh quan: Diện tích 2.349,5 ha, gồm các khu vực cây xanh cảnh quan tự nhiên và các công viên. Ưu tiên trồng các loại cây đặc trưng bản địa. Mật độ xây dựng 05 - 10%, tầng cao từ 1 - 3 tầng.
Vùng phát triển hiện hữu: Diện tích khoảng 64 ha, tập trung dọc theo quốc lộ 4C. Hạn chế tăng mật độ, tầng cao xây dựng, nâng cấp, cải tạo mỹ quan đô thị.
Vùng phát triển, xây dựng mới: Diện tích khoảng 74,5 ha, gồm các khu ở mật độ thấp kết hợp dịch vụ du lịch homestay, cơ quan, công trình dịch vụ thương mại. Mật độ xây dựng từ 20 - 40%, tầng cao từ 1 - 3 tầng, trường hợp là công trình điểm nhấn có thể từ 5 - 7 tầng, khai thác kiến trúc truyền thống.
+ Tổ chức không gian cảnh quan
Xây dựng không gian văn hóa, lịch sử, sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các phiên chợ, các hoạt động giao lưu văn hóa tại phố cổ Đồng Văn, làng văn hóa Quyết Tiến, khu di tích Đồn Cao.
Tổ chức không gian mở gắn với biển chỉ dẫn, các cụm công trình mỹ thuật, tượng đài nhỏ, cây xanh vườn hoa... tại cửa ngõ phía Tây hướng đi Yên Minh và cửa ngõ phía Đông hướng đi Mèo Vạc.
Xây dựng không gian quảng trường tại chợ cổ Đồng Văn, chợ xây dựng mới và các công viên chuyên đề. Tôn trọng cảnh quan tự nhiên, bảo tồn hệ sinh thái, đồi núi tự nhiên phía Bắc và phía Nam, ưu tiên trồng các loại cây bản địa như thông Sa mộc, đào... hạn chế xây dựng mới, chỉnh trang, cải tạo các công trình hiện hữu trên quốc lộ 4C hiện hữu. Tăng cường cây xanh tuyến phố, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, biển chỉ dẫn... tổ chức tuyến đi bộ tại khu phố cổ Đồng Văn, làng văn hóa Quyết Tiến, khu di tích Đồn Cao.
+ Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
Cải tạo nâng cấp quốc lộ 4C hiện hữu, hoàn thiện tuyến tránh qua khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn (quốc lộ 4C mới). Cải tạo nâng cấp đường giao thông hiện hữu, tổ chức đường phố cổ thành tuyến phố đi bộ. Xây dựng trung tâm chuyển đổi loại hình giao thông đa phương tiện, xây dựng mạng lưới bãi đỗ xe gắn với các khu công viên cây xanh, vườn hoa và công trình công cộng.
Đảm bảo cấp nước đến năm 2020 khoảng 1.100 m3/ngày đêm, tỷ lệ cấp nước đạt 85% dân số, đến năm 2030 khoảng 2.000 m3/ngày đêm, tỷ lệ cấp nước đạt 95% dân số. Nâng cấp, mở rộng nhà máy nước số 01 hiện có lên 1.500 m3/ngày đêm, khai thác nguồn nước từ các hang động, hồ treo. Xây dựng trạm cấp nước số 02, công suất 500 m3/ngày đêm từ nguồn nước nhà máy thủy điện Séo Hồ. Cải tạo hệ thống điện, đảm bảo chỉ tiêu cấp điện theo quy chuẩn có liên quan.
b) Thị trấn Mèo Vạc - Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu
- Quy mô và tính chất
Diện tích tự nhiên 2.005,7 ha. Diện tích đất xây dựng hiện trạng 86 ha, dự kiến đến năm 2020 khoảng 110 - 115 ha, đến năm 2030 khoảng 130 - 135 ha. Dân số hiện trạng 5.454 người, dự báo đến năm 2020 khoảng 7.000 - 8.000 người, đến năm 2030 khoảng 8.500 - 9.500 người.
Là trung tâm khoa học địa chất, dịch vụ thương mại, liên kết với khu vực mở rộng để phát triển du lịch nghiên cứu, dã ngoại, thể thao mạo hiểm, thương mại cửa khẩu; trung tâm tiểu thủ công nghiệp, chế biến công nghệ cao gắn với vùng nông, lâm sản; trung tâm giao lưu sinh hoạt văn hóa, thể thao, điêu khắc, cắm trại, dã ngoại...; trung tâm huyện lỵ huyện Mèo Vạc.
- Phân khu chức năng
Phát triển các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm huyện Mèo Vạc và các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm du lịch: Trung tâm chuyển giao đa phương tiện; tổ hợp khách sạn chất lượng cao; lâm viên Mèo Vạc; công viên nghỉ dưỡng sinh thái; khu nghỉ dưỡng sinh thái làng bản; làng văn hóa dân tộc Lô Lô Sảng Pả A.
- Định hướng phát triển không gian và thiết kế đô thị
+ Phân vùng cảnh quan
Vùng bảo vệ cảnh quan: Diện tích 760 ha, gồm các khu vực có giá trị địa chất, các khu vực rừng phòng hộ. Hạn chế xây dựng mới, chủ yếu các công trình về an ninh quốc phòng, phục vụ du lịch, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại các làng bản hiện hữu.
Các công viên cây xanh cảnh quan: Diện tích 1.161,7 ha, gồm các khu vực cây xanh cảnh quan tự nhiên và các công viên cây xanh.
Vùng phát triển hiện hữu: Diện tích 35 ha, tập trung dọc theo quốc lộ 4C, tỉnh lộ 176. Hạn chế xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình công cộng, cơ quan hành chính... để tăng cường mỹ quan đô thị.
Vùng phát triển xây dựng mới: Diện tích 49 ha, gồm các khu ở mật độ thấp kết hợp homestay, một số cơ quan, công trình dịch vụ thương mại.
+ Tổ chức không gian cảnh quan
Hạn chế xây dựng mới tại khu trung tâm hiện hữu phát triển, tập trung cải tạo, chỉnh trang các công trình nhằm tăng mỹ quan đô thị. Khai thác quỹ đất trống để phát triển các công viên, vườn hoa, không gian sinh hoạt cộng đồng để nâng cao chất lượng môi trường.
Tổ chức không gian mở gắn với biển chỉ dẫn, các cụm công trình mỹ thuật, tượng đài nhỏ, cây xanh vườn hoa... tại cửa ngõ phía Bắc hướng đi thị trấn Đồng Văn, cửa ngõ phía Tây hướng đi đô thị Yên Minh và cửa ngõ phía Đông Nam hướng đi tỉnh Cao Bằng.
Xây dựng không gian quảng trường tại các công viên chuyên đề, tạo dựng các không gian sinh hoạt cộng đồng kết hợp với cảnh quan tự nhiên.
Xây dựng chuỗi công viên chuyên đề liên hoàn theo hướng Bắc - Nam, kết nối với nhau bằng tuyến đi bộ. Trọng tâm là khu lâm viên Mèo Vạc, bao gồm các khu trưng bày địa chất, quảng trường, cụm dịch vụ, nghiên cứu khoa học... phục vụ nghiên cứu, giáo dục đào tạo về địa chất, sinh học, môi trường. Khai thác tối ưu kiến trúc truyền thống bản địa.
Nâng cấp, cải tạo cảnh quan đô thị trên quốc lộ 4C hiện hữu. Tăng cường cây xanh tuyến phố, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, biển chỉ dẫn... tổ chức tuyến đi bộ Lộc Viễn Tài, cải tạo cảnh quan đô thị, đồng bộ biển hiệu cửa hàng, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, tiện ích đô thị, trồng các loại cây bản địa trên toàn tuyến. Tổ chức tuyến đi bộ làng văn hóa Sảng Pả A, tôn tạo và phát huy kiến trúc truyền thống, tăng cường cây xanh tuyến phố.
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
Cải tạo quốc lộ 4C hiện hữu, xây dựng mới tuyến tránh qua khu vực phát triển hiện hữu (quốc lộ 4C mới), cải tạo các tuyến đường hiện có, xây dựng trung tâm chuyển đổi loại hình giao thông đa phương tiện với diện tích khoảng 3,5 ha. Tổ chức các bãi đỗ xe gắn với các công viên, công trình công cộng, thương mại dịch vụ.
Đảm bảo cấp nước sạch đến năm 2020 đạt khoảng 900 m3/ngày đêm, tỷ lệ cấp nước đạt 85% dân số, đến năm 2030 đạt khoảng 2.000 m3/ngày đêm tỷ lệ cấp nước đạt 95% dân số. Cải tạo nâng cấp hệ thống các công trình cấp nước tự chảy hiện có, đến năm 2030 xây dựng 01 trạm cấp nước công suất 2.000 m3/ngày đêm. Cải tạo hệ thống điện, đảm bảo chỉ tiêu cấp điện theo quy chuẩn.
c) Đô thị Yên Minh - Trung tâm du lịch sinh thái, đô thị xanh
- Quy mô và tính chất
Diện tích hiện 1.725,66 ha. Đất xây dựng đô thị hiện trạng 118 ha, dự kiến đến năm 2020 khoảng 175 - 180 ha, đến năm 2030 khoảng 250 - 255 ha. Dân số hiện trạng 6.390 người, dự báo đến năm 2020 khoảng 11.000 - 12.000 người, đến năm 2030 khoảng 14.000 - 15.000 người.
Là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, đầu mối giao thông, liên kết phát triển kinh tế - xã hội tại Cao nguyên đá Đồng Văn; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, gắn với các sản phẩm dược liệu đặc hữu của địa phương; là đô thị loại IV, trung tâm huyện lỵ huyện Yên Minh.
- Phân khu chức năng
Phát triển các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm huyện Yên Minh và các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, đô thị xanh: Trung tâm chuyển đổi loại hình giao thông đa phương tiện; khu tổ hợp khách sạn chất lượng cao; tổ hợp công viên cửa ngõ kết hợp trung tâm dịch vụ thương mại; khu trung tâm dược liệu, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; khu trang trại sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp homestay; khu công viên sinh thái kết hợp trang trại suối Bắc Nghè; khu lâm viên cây xanh mặt nước kết hợp vui chơi giải trí; khu công viên cây xanh mặt nước suối Nà Tèn; khu cây xanh mặt nước chuyên đề hoa, thực vật Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Định hướng phát triển không gian và thiết kế đô thị.
+ Phân vùng cảnh quan
Vùng bảo tồn và khu vực đặc thù: Diện tích khoảng 45 ha, gồm các khu vực trong ranh giới bảo tồn di sản địa chất, rừng phòng hộ. Không xây dựng mới.
Vùng cây xanh cảnh quan: Diện tích khoảng 1.417 ha, gồm các khu vực cây xanh tự nhiên và các công viên cây xanh cảnh quan. Mật độ xây dựng từ 05 - 10%, tầng cao từ 1 - 3 tầng.
Vùng phát triển hiện hữu: Diện tích khoảng 44 ha, tập trung dọc theo quốc lộ 4C. Hạn chế tăng mật độ, tầng cao xây dựng, chủ yếu cải tạo, chỉnh trang các công trình để tăng cường mỹ quan đô thị, đặc biệt các công trình dọc hai bên đường Trần Hưng Đạo.
Vùng phát triển, xây dựng mới: Diện tích khoảng 221 ha, gồm các khu ở mật độ thấp, các khu nhà truyền thống kết hợp homestay và dịch vụ du lịch, khu y tế nghỉ dưỡng chất lượng cao và một số cơ quan, công trình dịch vụ thương mại.
+ Tổ chức không gian cảnh quan
Cải tạo nâng cấp khu chợ trung tâm, kết hợp chức năng dịch vụ thương mại với việc tổ chức các phiên chợ, giới thiệu các mặt hàng đặc sản... nâng cấp, chỉnh trang khu trung tâm hành chính và các khu ở, các quỹ đất trống tập trung phát triển các không gian cây xanh.
Xây dựng khu trung tâm dược liệu, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe chất lượng cao: Gồm các phân khu resort chất lượng cao, khu y tế, chăm sóc sức khỏe, trung tâm dược liệu, cụm hành chính, dịch vụ,... được tổ chức như một công viên với hồ nước lớn ở trung tâm.
Bảo tồn và phát huy giá trị làng văn hóa Bục Bản, phát triển khu ở sinh thái kết hợp homestay, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo phục vụ người dân và du khách.
Xây dựng công viên, vườn hoa tại hai cửa ngõ đô thị trên tuyến quốc lộ 4C và cửa ngõ trên đường đi xã Đông Minh. Xây dựng quảng trường tại tổ hợp công viên cửa ngõ, công viên vui chơi giải trí ven suối Bắc Nghè và suối Nà Tèn...
Thiết lập hành lang công viên cây xanh, mặt nước trong khu vực tập trung xây dựng, dọc hai bên bờ suối Bắc Nghè và suối Nà Tèn. Xây dựng đảo giao thông, tạo điểm nhấn về không gian đô thị tại nút giao giữa tuyến đường Trần Hưng Đạo và các đường chính. Tổ chức tuyến đi bộ qua các không gian cảnh quan.
- Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
Hoàn thiện đường tránh qua trung tâm đô thị (quốc lộ 4C mới), cải tạo nâng cấp các đường hiện có, xây dựng trung tâm chuyển đổi loại hình giao thông đa phương tiện tại cửa ngõ phía Tây.
Đảm bảo nhu cầu cấp nước sạch đến năm 2020 khoảng 1.300 m3/ngày đêm, tỷ lệ cấp nước 85% dân số, đến năm 2030 khoảng 3.000 m3/ngày đêm, tỷ lệ cấp nước 95% dân số. Cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước hiện có, xây dựng 01 trạm cấp nước 2.000 m3/ngày đêm từ đập thủy điện Nà Dược, Nà Nhuông. Cải tạo hệ thống điện, đảm bảo chỉ tiêu cấp điện theo quy chuẩn có liên quan.
d) Thị trấn Tam Sơn - Trung tâm du lịch, vui chơi giải trí
- Quy mô và tính chất
Diện tích tự nhiên 1.233,8 ha và khu vực lân cận thuộc xã Quản Bạ diện tích 32,0 ha. Diện tích đất xây dựng hiện trạng 130 ha, dự kiến đến năm 2020 khoảng 250 - 255 ha, đến năm 2030 khoảng 265 - 270 ha. Dân số hiện trạng 5.929 người, dự báo đến năm 2020 khoảng 9.000 - 10.000 người, đến năm 2030 khoảng 11.500 - 12.500 người.
Là cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn về phía Tây, trực tiếp liên kết, chia sẻ, hỗ trợ các khu chức năng với thành phố Hà Giang; trung tâm du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại; trung tâm huyện lỵ huyện Quản Bạ.
- Phân khu chức năng
Phát triển các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm huyện Quản Bạ và các khu chức năng đáp ứng yêu cầu là trung tâm du lịch: Trung tâm chuyển đổi loại hình giao thông đa phương tiện; công viên cảnh quan Núi Đôi Cô Tiên, núi Cát, núi Cột Cờ, núi Pu Vang, núi Nà Lù; khu du lịch “Con đường Rượu ngô”; khu bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên; khu nghỉ dưỡng sinh thái; du lịch cộng đồng homestay.
- Định hướng phát triển không gian và thiết kế đô thị
+ Phân vùng cảnh quan
Vùng bảo tồn và khu vực đặc thù: Diện tích 786 ha, gồm các khu vực có giá trị địa chất, các khu vực có giá trị bảo vệ cảnh quan, môi trường như Núi Đôi Cô Tiên, núi Cột Cờ, núi Pu Vang, núi Nà Lù, các khu vực rừng phòng hộ. Không xây dựng mới, cải tạo cảnh quan, tăng mật độ cây xanh.
Các vùng cây xanh cảnh quan: Diện tích khoảng 132 ha, gồm các khu vực cây xanh cảnh quan tự nhiên, chuỗi công viên chuyên đề xuyên suốt đô thị.
Vùng phát triển hiện hữu: Diện tích khoảng 95 ha. Hạn chế tăng mật độ, tầng cao xây dựng, cải tạo, chỉnh trang các công trình để tăng mỹ quan đô thị.
Vùng phát triển mới: Diện tích khoảng 253 ha, gồm các khu ở mật độ thấp, khu tiểu thủ công nghiệp, các khu nhà truyền thống kết hợp homestay và dịch vụ du lịch...
+ Tổ chức không gian cảnh quan
Hạn chế xây dựng mới, chỉnh trang các công trình hiện hữu nhằm tăng mỹ quan đô thị, xây dựng chuỗi công viên chuyên đề phục vụ du lịch và nâng cao chất lượng môi trường tại những khu vực cảnh quan quan trọng như Núi Đôi Cô Tiên, núi Cát, núi Cột Cờ, núi Pu Vang...
Tổ chức không gian mở gắn với biển chỉ dẫn, các công trình mỹ thuật, tượng đài, cây xanh vườn hoa tại hai cửa ngõ phía Đông hướng đi đô thị Yên Minh và xã Quản Bạ, hai cửa ngõ phía Tây hướng đi cửa khẩu Nghĩa Thuận và cửa ngõ phía Bắc hướng đi xã Thanh Vân.
Xây dựng không gian quảng trường tại các công viên chuyên đề, đảm bảo dễ dàng tiếp cận đối với người dân và khách du lịch. Xây dựng chuỗi công viên chuyên đề về lễ hội, vui chơi giải trí, hài hòa với cảnh quan tự nhiên, trọng tâm là công viên văn hóa, ẩm thực.
Hạn chế xây dựng mới, cải tạo công trình hiện hữu, tăng cường trồng cây xanh dọc quốc lộ 4C, các trục chính đi cửa khẩu Nghĩa Thuận, đi xã Tùng Vài. Tổ chức trục đi bộ liên kết các công viên chuyên đề và công viên văn hóa, ẩm thực “Con đường Rượu ngô”.
- Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
Cải tạo nâng cấp quốc lộ 4C, hai tuyến đi xã Thanh Vân, Tùng Vài, các tuyến đường hiện có. Xây dựng trung tâm chuyển đổi loại hình giao thông đa phương tiện, bố trí các bãi đỗ xe tại các công viên, khu công cộng, dịch vụ thương mại...
Đảm bảo cấp nước sạch đến năm 2020 khoảng 1.500 m3/ngày đêm, tỷ lệ cấp nước sạch 85% dân số, đến năm 2030 khoảng 2.900 m3/ngày đêm; tỷ lệ cấp nước sạch 95% dân số. Xây dựng nhà máy nước mới công suất 1.900 m3/ngày đêm, cải tạo nhà máy nước hiện có, đảm bảo công suất 1.000 m3/ngày đêm. Cải tạo hệ thống điện, đảm bảo chỉ tiêu cấp điện theo quy chuẩn có liên quan.
6. Chiến lược phát triển và các chương trình, lĩnh vực ưu tiên đầu tư
a) Chiến lược phát triển
Giai đoạn 1 (đến năm 2020): Bắt đầu các dự án hạ tầng cải thiện đường giao thông tiếp cận đến Cao nguyên đá Đồng Văn. Mở rộng cung cấp nước sạch địa phương đảm bảo vệ sinh và các hạ tầng thiết yếu khác. Thiết lập các chính sách và quy định chủ yếu.
Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến 2025): Mở rộng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch khoa học và du lịch mạo hiểm.
Giai đoạn 3 (từ năm 2025 đến 2030): Tăng cường tham gia tiếp xúc thị trường và quản lý. Phát triển các sản phẩm du lịch phức hợp, tăng cường thị trường các sản phẩm du lịch địa phương.
b) Các chương trình, lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Chương trình hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa:
- Không xem xét các dự án có tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan tự nhiên. Đặc biệt đối với khu vực cảnh quan đặc biệt sông Nho Quế và Mã Pì Lèng.
- Lập các quy định chặt chẽ để quản lý việc xây dựng và phát triển, đặc biệt tại các đô thị đóng vai trò là trung tâm du lịch.
- Phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dược liệu.
Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:
- Phát triển các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông tiếp cận Cao nguyên đá Đồng Văn và cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.
- Phát triển các khu chức năng, công trình trọng điểm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
- Cải tạo và phát huy nguồn tài nguyên đất và tự nhiên, phát triển cộng đồng, các dự án phát triển văn hóa, lịch sử, trồng cây dược liệu, thông tin du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái.
7. Mô hình quản lý, cơ chế phát triển
Mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng và các bộ, ngành trung ương để tăng cường đầu tư, năng lực quản lý, đảm bảo trách nhiệm kết nối các đơn vị đầu tư, cộng đồng dân cư và các tổ chức có liên quan, cơ quan gồm các cán bộ, chuyên gia từ cơ quan cấp trung ương đến địa phương, chuyên gia quốc tế.
Áp dụng các cơ chế chính sách ưu tiên về thuế, tạo quỹ đất cho đầu tư phát triển. Ưu tiên giải pháp nhà nước thu hồi đất để giao cho nhà đầu tư đối với những dự án xây dựng công trình công cộng, cảnh quan, cây xanh, các khu du lịch có ý nghĩa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng lao động địa phương. Khuyến khích người dân được góp quỹ đất vào dự án đầu tư theo hình thức cùng góp vốn kinh doanh.
Địa phương được phân cấp, phân quyền thu phí vào Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn để tạo nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ người dân và du khách.
Việc quản lý thực hiện quy hoạch được quy định cụ thể trong “Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030” ban hành kèm theo Quyết định phê duyệt này.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang chủ trì:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các giải pháp cân đối các nguồn lực, thu hút nguồn vốn đầu tư, tài trợ từ các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế để thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, thực hiện các chương trình dự án ưu tiên đầu tư về giao thông.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, lồng ghép một số nội dung quy hoạch làng nghề với chương trình nông thôn mới, nghiên cứu mô hình du lịch nông nghiệp cho Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại bốn đô thị - trung tâm du lịch, lấy ý kiến thống nhất Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt.
- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các dự án quy hoạch đầu tư bảo tồn các di sản và khai thác các giá trị di sản cho phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn.
2. Trách nhiệm các bộ, ngành liên quan
a) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Hàng năm phối hợp, xem xét bố trí và hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, kêu gọi đầu tư để thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo đúng quy định.
b) Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang thực hiện các dự án phát triển du lịch, các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, di tích quốc gia. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
c) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp xây dựng các công trình cấp nước, phát triển nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng, bảo tồn và phát triển rừng.
d) Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ: Đầu tư nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, bảo tồn di sản địa chất, ứng phó với biến đổi khí hậu.
đ) Giao Bộ Giao thông vận tải: Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông liên kết vùng, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang thực hiện các nội dung liên quan đến hạ tầng giao thông trong Quyết định này.
e) Giao Bộ Xây dựng:
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tổ chức công bố quy hoạch, lưu trữ hồ sơ đồ án theo quy định;
- Kiểm tra việc thực hiện đồ án quy hoạch này theo chức năng nhiệm vụ;
- Chủ trì tổ chức lập Quy hoạch chung đô thị Hà Giang, nghiên cứu liên kết, hỗ trợ, thúc đẩy vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, các khu vực khác của tỉnh Hà Giang để phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh.
g) Giao Bộ Ngoại giao và Ủy ban UNESCO Việt Nam: Phối hợp quảng bá hình ảnh của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn ra cộng đồng quốc tế.
h) Giao Bộ Quốc phòng: Xây dựng đường tuần tra biên giới để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo chủ quyền Quốc gia.
i) Giao Bộ Nội vụ: Nghiên cứu mô hình, tiến tới thành lập cơ quan quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |