Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND giải pháp tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu | 09/2014/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 29/04/2014 |
Ngày có hiệu lực | 05/05/2014 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Trương Thị Xuân Hồng |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2014/NQ-HĐND |
Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 4 năm 2014 |
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004;
Căn cứ Luật đường sắt ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 25/TTr-UBND ngày 27/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành nghị quyết về một số giải pháp tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua một số giải pháp tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu:
a) Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông và nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; từng bước xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa giao thông trong cộng đồng.
b) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Phấn đấu hằng năm kiềm chế, làm giảm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương và không để xảy ra ùn tắc giao thông.
c) Xây dựng hoàn thiện, đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm hoạt động vận tải thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ với mạng lưới giao thông quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
d) Nâng cao ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của công chức làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có tinh thần trách nhiệm cao, hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
a) Tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Chính phủ, Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 13/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
b) Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các ngành chức năng và chính quyền các cấp, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
c) Đề cao vai trò và gắn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, người thực thi công vụ, người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
d) Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức phù hợp, đa dạng các sản phẩm truyền thông, xã hội hóa các hoạt động truyền thông, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền theo chủ đề; chú trọng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Tăng cường giáo dục, quán triệt cho cán bộ, công chức, chiến sỹ và thanh tra chuyên ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và thành viên trong tổ chức của mình gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; định kỳ hằng năm xây dựng chương trình phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi thành viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; ban hành quy chế khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và không xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng với mọi hình thức đối với những người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Đài Truyền thanh, Đài Truyền thanh phát lại truyền hình các huyện phải có chuyên mục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông.
e) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Ưu tiên bố trí ngân sách một cách hợp lý để đầu tư nâng cao điều kiện an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường ngang qua đường sắt của địa phương; tăng cường khắc phục các điểm đen, các điểm phức tạp tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông; điều chỉnh lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo đúng quy định tạo thuận lợi cho phương tiện và người tham gia giao thông. Xử lý dứt điểm tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán dịch vụ, làm mặt bằng sản xuất, nơi để xe, rửa xe ô tô, trông giữ xe; lắp đặt, treo pa nô, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo làm che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông; hoạt động diễu hành để quảng cáo thương hiệu trên đường phố chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
- Khắc phục hoặc chủ động kiến nghị khắc phục kịp thời những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Trong đó, cần chú trọng rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ưu đãi, khuyến khích phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt; phân luồng, tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.