PHỤ LỤC I
THUYẾT MINH VỊ TRÍ ĐƯỜNG
(Kèm theo Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ)
Số TT
|
Tên đường
|
Chiều dài m)
|
Giới hạn
|
Tên tạm gọi hiện nay
|
01
|
Nguyễn Bình
|
570
|
Từ đường Lê Lợi (trước
khán đài A sân vận động) đến Trục B1, Trung tâm Thương mại Cái Khế, quận Ninh
Kiều
|
Trục 20 - 25 và Trục
E4 - D4
|
02
|
Nguyễn Đức Cảnh
|
339
|
Từ đường Trần Phú đến
đường Trần Văn Khéo, Trung tâm Thương mại Cái Khế, quận Ninh Kiều
|
Trục A2
|
03
|
Lương Định Của
|
297
|
Từ đường Trần Văn
Khéo đến cuối đường giáp khu chuyên gia, khu dân cư Miền Tây, quận Ninh Kiều
|
Đường số 1
|
04
|
Vòng Cung
|
2.400
|
Từ Quốc lộ 1 (quận
Ninh Kiều) đến cống giáp ranh tại xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền)
|
Đường tỉnh 923 hoặc
Lộ Vòng Cung
|
05
|
Nguyễn Văn Cừ
|
3.774
|
Từ đường Mậu Thân
(tiếp giáp đường Nguyễn Văn Cừ hiện nay) đến đường Hoàng Quốc Việt (tên cũ
Cái Sơn - Hàng Bàng), quận Ninh Kiều
|
- Đường nối dài đường
Nguyễn Văn Cừ;
- Đường Nguyễn Văn Cừ
(mới) dài 4.848m
|
06
|
Trần Quang Khải
|
586
|
Từ đường Lê Lợi (trước
khán đài A sân vận động) đến Trục B1 (tiếp giáp đường Trần Quang Khải hiện
nay), quận Ninh Kiều
|
- Trục 14 - 19; Trục
B1 - B2.
- Đường Trần Quang Khải
(mới) dài 876m
|
07
|
Ung Văn Khiêm
|
436
|
Từ
đường Trần Phú đến bờ kè Cái Khế, quận Ninh Kiều
|
Trục B1
|
08
|
Trần Vĩnh Kiết
|
600
|
Từ Quốc lộ 1 đến cầu
Ngã Cạy, quận Ninh Kiều
|
Đường Đầu Sấu - Hàng
Bàng
|
09
|
Võ Văn Kiệt
|
6.902
|
Từ đường Nguyễn Văn
Cừ (quận Ninh Kiều) đến cuối đường, giáp sân bay Cần Thơ (quận Bình Thủy)
|
Đường Mậu Thân đến sân bay Trà Nóc
|
10
|
Nguyễn Văn Linh
|
16.533
|
Từ đường Tầm Vu (quận
Ninh Kiều) đến cuối đường thuộc phường Phước Thới (quận Ô Môn)
|
Quốc lộ 91B và đường
mới mở (từ đường 3 Tháng 2 đến đường Tầm Vu)
|
11
|
Lê Lợi
|
1.450
|
Từ đường Trần Phú đến
quanh vòng xuyến cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều
|
Đường qua khán đài A
sân vận động Cần Thơ
|
12
|
Hồ Tùng Mậu
|
342
|
Từ đường Trần Phú đến
đường Trần Văn Khéo, quận Ninh Kiều
|
Trục A1
|
13
|
Trần Đại Nghĩa
|
237
|
Từ đường Trần Văn
Khéo đến đường số 4, khu dân cư Miền Tây, quận Ninh Kiều
|
Đường số 2
|
14
|
Trần Ngọc Quế
|
279
|
Từ đường Tầm Vu đến đường 30 Tháng 4 (tiếp
giáp đường Trần Ngọc Quế hiện nay), quận Ninh Kiều
|
Đường Trần Ngọc Quế; đường Trần Ngọc Quế (mới)
dài 1.109m
|
15
|
Lý Hồng Thanh
|
491
|
Từ khu chung cư đến bờ kè Cái Khế, Trung tâm
Thương mại Cái Khế, quận Ninh Kiều
|
Trục B2
|
16
|
Phạm Ngọc Thạch
|
298
|
Từ đường Trần Văn Khéo đến cuối đường giáp khu
chuyên gia, khu dân cư Miền Tây, quận Ninh Kiều
|
Đường số 3
|
17
|
Mậu Thân
|
180
|
Từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường 30
Tháng 4 (tiếp giáp đường Mậu Thân hiện nay), quận Ninh Kiều
|
- Đường nối dài đường Mậu Thân;
- Đường Mậu Thân dài 2.550m
|
18
|
Võ Trường Toản
|
478
|
Từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đường Vành Đai Phi
Trường (tên tạm gọi), quận Ninh Kiều
|
Hẻm 256, đường Nguyễn Văn Cừ
|
19
|
Trần Bình Trọng
|
395
|
Từ đường Lý Tự Trọng
đến đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều
|
Hẻm
Thời Trang đường Lý Tự Trọng; Hẻm 227 đường Trần Hưng Đạo
|
20
|
Tôn Thất Tùng
|
263
|
Từ đường Cách Mạng
Tháng Tám đến bờ sông, quận Ninh Kiều
|
Đường cặp Bệnh viện
Đa khoa thành phố Cần Thơ
|
21
|
Hoàng Quốc Việt
|
3.300
|
Từ đường Nguyễn Văn
Linh (tên cũ Quốc lộ 91B) đến đường Vòng Cung (tên cũ Tỉnh lộ 923), quận Ninh
Kiều
|
Đường Cái Sơn - Hàng
Bàng
|
PHỤ LỤC II
TÓM TẮT TIỂU SỬ NHÂN VẬT LỊCH SỬ, SỰ KIỆN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA
DANH ĐƯỢC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG
(Kèm theo Nghị quyết số 08/2009/NQ-HĐND ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. NGUYỄN BÌNH (1909 - 1951)
Tên chính là Nguyễn Phương Thảo, quê ở Bần
Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng. Khi khởi nghĩa
Yên Bái thất bại, năm 1936 bị giặc Pháp bắt
đày ra Côn Đảo. Đầu năm 1945 về Hải Phòng xây dựng cơ sở cách mạng, tập
hợp lực lượng chỉ huy đánh một số trận và tuyên bố thành lập chiến khu Đông Triều,
đem quân chiếm tỉnh lỵ Quang Yên (Quảng
Ninh). Ngày 23 tháng 8 năm 1945 dẫn lực lượng từ chiến khu về tham gia
khởi nghĩa giành chính quyền tại Hải Phòng.
Tháng 10 năm 1945 ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh
cử vào mặt trận Nam bộ giữ chức Ủy viên Ủy ban Quân sự Nam bộ, trực tiếp làm tư
lệnh. Ông có công lớn trong việc thống nhất các lực lượng vũ trang của các giáo
phái ở miền Nam để đánh Pháp. Tháng 01 năm
1948 ông được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phong Trung tướng.
Ngày 29 tháng 9 năm 1951 ông hy sinh trên đường đi công tác. Ông được truy tặng
Huân chương Hồ Chí Minh.
2. NGUYỄN ĐỨC CẢNH (1908 - 1932)
Liệt sĩ, quê xã Thụy Hà, huyện Thụy Anh, tỉnh
Thái Bình.
Thuở nhỏ, ông tham gia các hoạt động chống Pháp
tại địa phương. Năm 1925, 1926 ông tham gia tổ chức truy điệu nhà yêu nước Phan
Chu Trinh, đòi ân xá Phan Bội Châu nên bị Pháp đuổi khỏi trường học. Từ đó, ông
lên Hà Nội sinh sống và hoạt động. Tháng 9 năm 1927, ông được Việt Nam Quốc dân
Đảng cử sang Trung Quốc gặp Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội
để thống nhất hành động. Ông gặp Nguyễn Ái Quốc và bắt đầu từ đó đã chuyển hướng
hoạt động. Năm 1928, ông được cử vào kỳ bộ Bắc Kỳ; năm 1929, đứng ra thành lập
Tổng Công hội Bắc Kỳ. Ngày 03 tháng 02 năm 1930, ông tham gia thành lập Đảng Cộng
sản Đông Dương; cuối năm 1930, được Trung ương Đảng cử đi công tác ở Trung Kỳ,
được bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, phụ trách tuyên huấn. Cuối năm 1931,
ông bị địch bắt ở Vinh; ngày 31 tháng 7 năm 1932, bị Pháp xử chém tại Hải
Phòng.
3. LƯƠNG ĐỊNH CỦA (1920 - 1975)
Giáo sư, tiến sĩ nông học, quê quán xã Đại Ngãi,
huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Là giáo sư tài ba, giàu lòng yêu nước, có nhiều
công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng
thành công trong nông nghiệp, tạo ra một số giống lúa và một số giống cây trồng
(như dưa hấu không hạt, dưa lê, khoai lang, rau muống, đu đủ, xương rồng,…) và
đề ra một số mô hình canh tác như bờ vùng, bờ thửa,... Là đại biểu Quốc hội, Ủy
viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện trưởng Viện Cây lương thực thực phẩm.
Được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh.
4. VÒNG CUNG
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu
Thân 1968 diễn ra trên khắp chiến trường miền Nam có sự đóng góp quan trọng của
mặt trận Vòng Cung - Cần Thơ, một trong những trọng điểm ác liệt gian khổ nhưng
quân và dân Cần Thơ bằng niềm tin sắt đá, ý chí tự lực tự cường, bí mật bất ngờ,
kết hợp sức mạnh tổng hợp của ba mũi giáp công, tấn công vào tận đầu não và sào
huyệt của Mỹ - ngụy, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế
quốc Mỹ và tay sai, có ý nghĩa quan trọng tạo đà liên tiếp đánh bại các chiến
lược chiến tranh khác của đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Địa danh Vòng Cung là dấu ấn gắn chặt với truyền
thống lịch sử hào hùng và là niềm tự hào của Đảng bộ, quân dân Cần Thơ cũng như
đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
5. NGUYỄN VĂN CỪ (1912 - 1941)
Nguyễn Văn Cừ quê ở làng Phù Khê, huyện Tiên
Sơn, tỉnh Bắc Ninh, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống
yêu nước. Anh là học sinh xuất sắc ở Trường Bưởi (tức Trường Chu Văn An, Hà Nội
ngày nay). Năm 1927, anh bị đuổi khỏi trường vì tham gia phong trào yêu nước.
Tháng 6/1929,
anh được kết nạp vào chi bộ đầu tiên của Đông Dương Cộng sản Đảng. Sau
ngày thành lập Đảng (03/02/1930), anh được bầu làm Bí thư đặc khu ủy Hòn Gai -
Uông Bí, sau đó bị địch bắt kết án tù khổ sai, đày đi Côn Đảo. Trong nhà tù,
anh vẫn tiếp tục tổ chức anh em đồng chí đấu tranh, học tập lí luận.
Năm 1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở
Pháp, anh được ra tù và hoạt động tích cực cho Xứ ủy Bắc Kỳ trên mọi mặt công
tác. Năm 1937, anh được cử vào Ban thường vụ Trung ương Đảng, năm sau làm Tổng
Bí thư của Đảng (3/1938). Nguyễn Văn Cừ là tác giả cuốn "Tự chỉ
trích" có tác dụng to lớn trong đấu tranh nội bộ Đảng và chống bọn Tờrốtkít
phá hoại cách mạng.
Mùa thu năm 1939, Nguyễn Văn Cừ vào Sài Gòn họp
Hội nghị Trung ương lần thứ VI, đề ra nhiệm vụ tập hợp toàn dân đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Tháng 6 năm 1940 anh bị địch bắt. Bọn đế quốc đã
dùng mọi thủ đoạn tra tấn cực hình để khai thác tài liệu, nhưng trước sau anh vẫn
kiên cường bất khuất, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Sau khởi nghĩa Nam
Kỳ (1940), chúng khép anh vào tội là "người có trách nhiệm tinh thần trong
cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" để kết án tử hình. Nguyễn Văn Cừ cùng một số đồng
chí khác đã bị xử bắn tại trường bắn Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) ngày 28 tháng
8 năm 1941.
6. TRẦN QUANG KHẢI (1241 - 1294)
Danh tướng thời Trần. Ông là con thứ hai vua Trần
Thái Tông và Hoàng hậu Thuận Thiên. Thuở nhỏ, ông chăm học, võ giỏi, làm thơ
hay nên rất được vua yêu mến. Năm 1259, Trần Thánh Tông phong ông làm Thái úy,
tước Chiêu Minh Vương, kiêm cai quản châu Nghệ An. Năm 1271, ông được phong Tướng
quốc thái úy.
Năm 1282, trước nguy cơ xâm lược của nhà Nguyên,
Trần Thánh Tông cử ông làm Thượng tướng thái sư chuẩn bị chống giặc. Tháng
5/1285, quân ta mở cuộc tổng phản công, ông cùng các tướng đánh tan giặc ở
Chương Dương (Thường Tín - Hà Tây), rồi nhân đà thắng lợi tiến về giải phóng
Thăng Long. Sau chiến tranh ông xin từ chức, về Phúc Hưng viên (Nam Định) sống
đến cuối đời. Ông có viết tập thơ “Lạc đạo”.
7. UNG VĂN KHIÊM (1910 - 1993)
Quê ở làng Tấn Đức, quận Chợ Mới, tỉnh Long
Xuyên (nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Trong thời gian học tại
Trường Collège de Cần Thơ, ông đã tham gia
mítting truy điệu để tang cụ Phan Chu Trinh, bãi khóa phản đối bọn Pháp.
Năm 1927, ông được kết nạp vào “Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội”, phụ trách
công nhân. Năm 1929, ông được bầu làm Bí thư Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng. Sau
đó được bầu vào Xứ ủy lâm thời Nam Kỳ và giữ chức vụ Bí thư trong một thời gian
(từ sau khi Ngô Gia Tự bị bắt đến tháng 02
năm 1931). Năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt kết án 5 năm tù và đày đi
Côn Đảo. Năm 1945, ông tham gia vào Xứ ủy Nam Kỳ. Cuối năm 1945, ông được cử
làm Bí thư Xứ ủy Nam bộ. Sau đó được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Ủy viên
Trung ương Cục miền Nam, Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành
chính tỉnh Bạc Liêu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Ông được Đảng
và Nhà nước trao tặng: Huân chương Lênin, Huân chương Hồ Chí Minh.
8. TRẦN VĨNH KIẾT (1942 - 1971)
Liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,
quê quán xã An Bình, thành phố Cần Thơ. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống
cách mạng, năm 18 tuổi đã thoát ly gia đình
gia nhập lực lượng biệt động thành phố Cần Thơ. Là chiến sĩ biệt động, thường
xuyên bám địa bàn, diệt ác, phá kiềm,
kiên cường vượt qua khó khăn đánh địch ngay trong thị xã, xây dựng trên
70 cơ sở ở nội ô thành phố và hàng trăm cơ sở quanh vùng ngoại thành, tích cực vận động quần chúng, động viên trên 150
thanh niên tham gia lực lượng biệt động và du kích, xây dựng cơ sở nội
tuyến trong lòng địch; là một chiến sĩ kiên cường trong chiến đấu, trực tiếp tham gia đánh địch trên 60 trận, diệt 45 tên.
Sau Mậu Thân 1968, ông chỉ huy đơn vị phối hợp lực lượng quân sự khu phục
kích trên tuyến ven thành phố diệt tiểu đoàn Bảo an của địch. Tháng 10 năm
1971, đi công tác nội thành, bị rơi vào ổ phục kích của địch, đã chiến đấu và
hy sinh anh dũng.
9. VÕ VĂN KIỆT (1922 - 2008)
Tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh
ngày 23 tháng 11 năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1938, tham gia phong trào “Thanh niên phản đế”. Tháng 11 năm 1939, được kết
nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên và tham gia
cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vũng Liêm. Từ năm 1944 đến năm 1945, là thành viên Tỉnh
ủy lâm thời tỉnh Rạch Giá. Sau Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 đến năm 1955,
ông giữ các chức vụ: Ủy viên Chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam bộ,
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, Ủy viên Xứ ủy Nam bộ, Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu
Giang. Từ năm 1959 đến năm 1972, làm Bí thư Khu ủy T.4 (Sài Gòn - Gia Định), Bí
thư Khu ủy khu 9 (Khu Tây Nam bộ) và được bầu
làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Cục miền Nam rồi Ủy viên
chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III. Từ năm 1973 đến năm 1975,
ông là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư đảng ủy đặc biệt trong
Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976, ông làm Phó Bí thư, Bí thư
Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó được bầu vào
Ban Chấp hành Trung ương Đảng và là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Từ năm 1982
đến năm 2001, ông giữ các chức vụ: ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa V, VI, VII, VIII; Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch
thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Năm 1996, được cử làm
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Tại kỳ họp thứ I Quốc hội khóa IX (1992 - 1997)
được bầu làm Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh. Từ
tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông được cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là đại
biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII. Ông
được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
10. NGUYỄN VĂN LINH (1915 - 1998)
Tên chính là Nguyễn Văn Cúc, quê ở xã Giai Phạm,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1929, ông đã tham gia Học sinh đoàn do Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo.
Tháng 5 năm 1930, ông bị địch bắt, kết án chung thân đày ra Côn Đảo. Năm 1936,
ông được trả tự do, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt động
trong công nhân lao động ở Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1939, ông tham gia Ban Chấp
hành Đảng bộ thành phố. Cuối năm 1939, được phân công tham gia lập lại Xứ ủy
Trung Kỳ. Đầu năm 1941, ông bị bắt ở Vinh, địch
đưa ông về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông về hoạt động
ở Sài Gòn trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến với các chức vụ Bí thư Thành ủy,
Bí thư Đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Từ năm 1949 đến năm 1960, ông là Ủy viên và
quyền Bí thư Xứ ủy Nam bộ. Năm 1960, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
và được chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục Miền Nam. Năm 1976, làm Bí thư Thành
ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 12 năm
1976, ông được bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng được
phân công giữ nhiều trọng trách. Tháng 12 năm 1981, ông làm Bí thư Thành ủy
thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 3 năm 1982, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. Tháng 6 năm 1985, ông được bầu vào Bộ Chính trị. Đại hội Đảng
toàn quốc lần VI, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng
6/1987, ông là đại biểu Quốc hội khoá VIII. Từ Đại hội Đảng lần VII (6/1991) và Đại hội VIII (6/1996), ông được tôn vinh làm cố
vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông được tặng thưởng Huân chương Sao
vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
11. LÊ LỢI (1385 - 1433)
Ông quê ở Lam Sơn (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hóa) là anh hùng dân tộc, vị lãnh
tụ cao nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và là người sáng lập nhà Hậu Lê.
Khi giặc Minh xâm chiếm nước ta, ông tập hợp lực lượng, mở hội thề Lũng Nhai và
dựng cờ khởi nghĩa xưng là “Bình Định Vương” vào năm 1418. Cuối năm 1427, khởi
nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi. Đầu năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua lấy niên
hiệu là Thuận Thiên, đóng đô ở Thăng Long. Về chính trị, ông tổ chức lại bộ máy
nhà nước, định lại các đơn vị hành chính, chia cả nước thành 5 đạo: Đông Đạo (Hải
Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh), Tây Đạo (Phú Thọ và vùng Tây Bắc), Bắc Đạo (Bắc
Ninh đến Lạng Sơn), Nam Đạo (Hà Nam, Nam Định, Thái Bình), Hải Tây Đạo (Thanh
Hóa, Nghệ An trở vào). Ông cho tổ chức lại việc học tập và thi cử, lập lại trường
Quốc Tử Giám, mở các khoa thi tuyển lựa nhân tài. Về quân sự và quốc phòng, Lê
Lợi thực hiện phép “ngụ binh ư nông”, giảm bớt quân thường trực, cho một số lớn
binh sĩ về quê sản xuất. Lê Lợi còn mở cuộc hành quân đánh dẹp cuộc phản loạn của
Đèo Cát Hãn ở miền Tây Bắc. Về nông nghiệp, ông kêu gọi nhân dân nhanh chóng phục
hồi sản xuất, thực hiện phép quân điền, chia ruộng đất cho nông dân, binh sĩ để
ai cũng có ruộng cày cấy. Lê Lợi mất ngày 22 tháng 8 năm 1433. Triều đình suy
tôn miếu hiệu là Lê Thái Tổ.
12. HỒ TÙNG MẬU (1896 - 1951)
Chí sĩ, liệt sĩ cách mạng, quê huyện Quỳnh Đôi,
tỉnh Nghệ An.
Năm 1916, ông cùng với một số chiến sĩ cách mạng
sang Xiêm, Trung Quốc lo việc cứu nước. Năm 1925, qua những lần tiếp xúc với
Nguyễn Ái Quốc, ông trở thành một cán bộ xuất sắc có chân trong tổ chức “Việt
Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội”. Năm 1930, ông là đảng viên Đảng Cộng sản
Đông Dương. Ngày 26 tháng 6 năm 1931, ông bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt ở Thượng
Hải, giải về nước và kết án khổ sai chung thân. Từ năm 1931 đến năm 1943, suốt
12 năm tù đày trải qua các nhà lao: Hỏa Lò, Vinh, Lao Bảo, Kon Tum; tháng 3
tháng 1943, ông vượt ngục về hoạt động ở Trung bộ. Năm 1946, ông được cử làm Chủ
tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính liên khu IV; năm 1949, làm Tổng Thanh tra
Chính phủ; năm 1951, là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội trưởng Hội
Việt - Trung hữu nghị. Ngày 23 tháng 7 năm 1951, ông hy sinh trên đường đi công
tác tại Liên khu IV.
13. TRẦN ĐẠI NGHĨA (1913 - 1997)
Tên thật Phạm Quang Lễ, quê ở xã Chánh Hiệp, huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Giữa năm 1933, Phạm
Quang Lễ thi đỗ đầu hai bằng tú tài (Việt và Pháp), nhưng vì nhà nghèo, không
có tiền đi Hà Nội để học tiếp, ông quyết
định đi làm giúp đỡ gia đình. Năm 1935, ông đi du học ở Pháp, tốt nghiệp kỹ
sư và cử nhân toán học tại các trường đại học ở Pháp. Sau đó, ông ở lại Pháp, rồi sang Đức làm việc trong Viện
nghiên cứu, Xưởng chế tạo máy bay,
Viện nghiên cứu vũ khí. Tháng 5 năm 1946, ông theo Bác Hồ về nước (khi Bác sang
Pháp), tham gia cách mạng, chế tạo nhiều loại vũ khí cho quân đội. Ngày 05
tháng 12 năm 1946, được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và trực tiếp giao
cho ông làm Cục trưởng Cục
Quân giới kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới.
Ông từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục pháo
binh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết
Cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đại biểu Quốc
hội khóa II, III. Ông được phong quân hàm thiếu
tướng năm 1948, được bầu làm viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1966; được tặng Huân chương Hồ Chí Minh,
danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1952, Giải
thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
14. TRẦN NGỌC QUẾ (1902 - 1974)
Trần
Ngọc Quế (có tên khác là Trần Quốc Đỉnh), quê ở làng Tân An, tổng Định Bảo, tỉnh Cần Thơ (nay là phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ). Ông là một trong những người học trò đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc và trở
thành cán bộ cốt cán của Việt Nam Thanh niên
Cách mạng đồng chí Hội. Trần Ngọc Quế là một trong những người đầu tiên
gây dựng cơ sở cách mạng, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng ở Cần Thơ. Năm 1928, giữ chức Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Thanh
niên Cách mạng đồng chí Hội Cần Thơ. Năm 1929, tham gia Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ phụ trách các tỉnh miền Tây Nam bộ chuẩn bị tiến
tới thành lập Đảng. Cuối năm 1929, ông bị giặc Pháp bắt tuyên án 5 năm cấm cố ở
nhà tù Côn Đảo. Năm 1935, Trần Ngọc Quế ra tù tiếp tục liên lạc hoạt động cách
mạng. Năm 1945, được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ, là đại biểu nhân dân tại
Quốc hội khóa đầu tiên, khóa II, khóa III của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 đến năm 1974. Trần Ngọc Quế mất ngày
03 tháng 10 năm 1974 vì bệnh nặng, được an táng tại nghĩa trang Văn Điển,
Hà Nội.
15. LÝ HỒNG THANH (1916 - 1941)
Lý Hồng Thanh
(có tên khác là Lê Văn Nhung), quê làng Tân Huề, huyện Hồng Ngự, tỉnh
Châu Đốc.
Sống trong gia đình có truyền thống, nên ông sớm
giác ngộ cách mạng. Năm 1930, ông làm liên lạc cho chi bộ làng Tân Huề; năm
1932, bị địch bắt, bị tra tấn dã man nhưng vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản;
tháng 5 năm 1933, ông bị Pháp kết án 1 năm tù; tháng 5 năm 1934, được kết nạp
vào Đảng, nhận nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng biên giới Campuchia.
Năm 1936, tham gia diễn thuyết trong các cuộc mít-tinh của Ủy ban hành động
làng Tân Huề; tháng 8 năm 1936, được điều về công tác tại Tỉnh ủy Châu Đốc; năm
1938, được cử vào Ban Chấp hành Liên Tỉnh ủy Cần Thơ; năm 1939, được điều về
công tác tại quận Châu Thành, Rạch Giá, sau đó được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Châu
Đốc; tháng 9 năm 1940, được cử giữ chức vụ bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ. Chuẩn bị khởi
nghĩa Nam Kỳ tại Cần Thơ, ông được phân công trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa
tại thị xã Cần Thơ. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp khủng bố ác liệt các
cơ sở cách mạng, nhưng ông quyết bám trụ để chỉ đạo phong trào. Cuối tháng 11
năm 1940, ông và một số đồng chí khác bị địch bắt; sáng ngày 04 tháng 6 năm
1941 ông và đồng chí Ngô Hữu Hạnh bị xử bắn tại Cần Thơ.
16. PHẠM NGỌC THẠCH (1909 - 1968)
Bác sĩ y khoa, nhà hoạt động cách mạng, Anh hùng
Lao động, ông sinh năm 1909 tại Quảng Nam. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông đóng
góp nhiều công sức trong việc xây dựng cơ sở cách mạng ở Sài Gòn, là thủ lĩnh
thanh niên Tiền phong ở Nam bộ. Trong Cách mạng Tháng Tám, ông giữ chức Bộ trưởng
Bộ ngoại giao. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, cuộc
kháng chiến bùng nổ, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh
khu Sài Gòn - Gia Định, sau đó ông vào chiến khu, ra Bắc vào Nam, tích cực hoạt
động trên cương vị Bộ trưởng Bộ Y tế, có nhiều cống hiến cho y học và nền y tế
cách mạng thật xuất sắc, đặc biệt trong việc
chống bệnh sốt rét. Ngày 07 tháng 11 năm 1968, ông mất, hưởng dương 59
tuổi.
17. MẬU THÂN
Tại Hội nghị tháng 10 năm 1967, Đảng ta chủ
trương tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Bộ Chính trị quyết định thời gian bắt
đầu mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Ngày 21 tháng
01 năm 1968, đúng vào giờ giao thừa Tết Mậu Thân là thời điểm mở màn cuộc tổng
tấn công. Chiến trường chính là Sài Gòn, Nam bộ, Trị - Thiên - Huế, trọng điểm
là Sài Gòn, Huế và các thành phố lớn. Đây là một đòn quyết liệt giáng vào ý chí
xâm lược của Mỹ. Chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi
dậy Xuân Mậu Thân 1968 là sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu một bước
ngoặc quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta; làm
phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, góp phần chấm dứt chiến tranh phá hoại
miền Bắc, buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri về
việc lập lại hòa bình tại Việt Nam.
18. VÕ TRƯỜNG TOẢN (…… - 1792)
Hiệu là Sùng Đức, quê ở huyện Bình Dương, tỉnh
Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Là người học rộng, có đức hạnh hơn
người. Thời loạn lạc, ông không cầu danh, ở ẩn dạy học, đào tạo rất nhiều nhân
tài cho đất nước. Không theo Tây Sơn, cũng không theo Nguyễn Ánh, ẩn cư tại quê
nhà dạy học... Giới trí thức đương thời đều cảm phục, tôn kính ông. Học trò của
ông có nhiều người giỏi như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định; tác phẩm văn Nôm còn
lại có "Hoài cổ ngâm" Ông mất ngày 27 tháng 7 năm 1792. Nguyễn Ánh
ban hiệu cho ông là “Gia Định xử sĩ Sùng Đức Võ tiên sinh”.
Sau khi giặc Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
(1862), Phan Thanh Giản cùng Nguyễn Thông và nhiều sĩ phu yêu nước đã dời mộ
ông về làng Bảo Thạnh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre) là vùng đất còn tự
do.
19. TRẦN BÌNH TRỌNG (1259 - 1285)
Danh tướng đời Trần Nhân Tông, quê xã Bảo Thái,
huyện Thanh Liêm (nay thuộc tỉnh Nam Định), được phong tước Bảo Nghĩa Vương.
Khi quân Nguyên sang cướp nước ta, kinh đô Thăng
Long thất thủ, ông lãnh nhiệm vụ ở lại Thiên Trường để ngăn chặn quân của Thoát
Hoan, trong khi Hưng Đạo Vương rước vua Trần và Thái Thượng hoàng ra Hải Dương
chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm. Ngày 21 tháng 01 năm Ất Dậu (1285), ông chỉ
huy một cánh quân chống với quân Nguyên, thế cùng ông bị giặc bắt, quân Nguyên
khuyên ông đầu hàng sẽ được phong tước Vương, nhưng ông khẳng khái đáp “Thà
làm quỷ nước Nam hơn làm Vương đất Bắc”. Giặc giết ông lúc mới 26 tuổi.
20. TÔN THẤT TÙNG: (1912 - 1982)
Ông sinh ra tại Huế, sau khi tốt nghiệp xuất sắc
Đại học Y Khoa Hà Nội (1939) ông được giữ lại làm bác sĩ nội trú tại Bệnh viện
Phủ Doãn (nay là Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức). Sau Cách mạng Tháng Tám, ông
được Chính phủ cử làm Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn. Kháng chiến bùng nổ, ông ra
vùng tự do giữ chức cố vấn phẫu thuật cho Bộ Quốc phòng kiêm Thứ trưởng Bộ Y tế.
Hòa bình lập lại ông được cử làm Giám đốc Bệnh
viện Hữu nghị Việt - Đức, Chủ nhiệm bộ môn Ngoại của Trường Đại học Y Hà Nội.
Ông có nhiều đề tài khoa học về gan được giới y khoa quốc tế đánh giá cao, được
tặng Huy chương phẫu thuật quốc tế (Pháp) và là Viện sĩ nước ngoài của Liên Xô,
Cộng hòa dân chủ Đức (trước kia). Năm 1970, ông công bố công trình nghiên cứu về
chất độc màu da cam (dioxin) của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ông là đại biểu
Quốc hội từ khoá II đến khoá VII, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động,
truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
21. HOÀNG QUỐC VIỆT ( 1905 - 1994)
Ông tên chính
là Hạ Bá Cang, quê ở Đáp Cầu, huyện Võ Giàng (nay là phường Đáp Cầu, thị xã Bắc
Ninh). Khi học Trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, ông đã bị đuổi học vì tham
gia bãi khóa đấu tranh đòi thực dân Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).
Ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên năm 1928, làm công nhân mỏ than
Thái Nguyên, Quảng Ninh, nhà máy cơ khí Carông Hải Phòng. Đầu năm 1930, ông bị
bắt, bị kết án đày ra Côn Đảo. Được trả tự do vào cuối năm 1936, ông về Hà Nội
cùng Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu, hoạt động báo
chí công khai.
Ông đã giữ những trọng trách của Đảng, Nhà nước
và các đoàn thể: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Ủy
viên Thường vụ Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch
Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông mất năm 1994 ở
Hà Nội.