Nghị quyết 07b/NQ-TLĐ năm 2016 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới

Số hiệu 07b/NQ-TLĐ
Ngày ban hành 21/01/2016
Ngày có hiệu lực 21/01/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Đặng Ngọc Tùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07b/NQ-TLĐ

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

HỘI NGHỊ LẦN THỨ 7 BAN CHẤP HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHÓA XI VỀ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 7 sau khi thảo luận báo cáo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về kết quả thực hiện Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 14/3/2000 của Ban Chp hành Tng Liên đoàn khóa VIII về công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn, Ban Chp hành Tng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới.

Phần I

CÔNG TÁC TÀI CHÍNH, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CÔNG ĐOÀN GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

I. Kết quả đạt được.

1. Công tác tài chính công đoàn.

a. Thu, chi tài chính công đoàn.

Các cấp công đoàn chú trọng chỉ đạo, đôn đốc thu kinh phí và đoàn phí công đoàn, gắn với cơ chế thưởng thu, nộp kinh phí nên hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ thu, năm sau cao hơn năm trước. Mức tăng bình quân hàng năm là 10,2%. Chi tiêu cơ bản đúng Mục đích, Tiết kiệm, kinh phí tập trung cho các hoạt động phong trào thi đua lao động, sản xuất và các hoạt động xã hội của công đoàn, tỷ lệ chi kinh phí công đoàn tại công đoàn cơ sở ngày càng tăng từ đó góp phn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tchức.

b. Phân phối, quản lý tài chính công đoàn.

Tổng Liên đoàn đã bổ sung, Điều chỉnh, sửa đổi quy định về phân phối tài chính cho các cấp công đoàn đảm bảo công bằng, công khai minh bch phù hợp với từng thời kỳ. Việc phân phối kinh phí theo hướng tăng dần cho công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Công tác quản lý tài chính đã được các cp công đoàn quan tâm ngay từ khâu lập dự toán, thông qua dự toán đã xây dựng kế hoạch thu, chi, từ đó chđộng được ngun chi. Việc công khai dự toán, quyết toán năm được thực hiện nghiêm túc. Tổng Liên đoàn đã ban hành quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn, quy định về định mức, tiêu chuẩn và trang thiết bị làm việc của các cơ quan công đoàn, việc kiểm kê, đánh giá sử dụng tài sản hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán và các quy định của Tng Liên đoàn.

2. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế công đoàn.

Tổng số đơn vị sự nghiệp công đoàn là: 105 đơn vị. Sđơn vị tự chủ hoàn toàn kinh phí hoạt động 44 với 2.660 lao động, 51 đơn vị tự chủ một phn kinh phí hoạt động với 1681 lao động, 10 đơn vị (Trung tâm Tư vấn Pháp luật, Viện Nghiên cu) ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động với 307 lao động, trong thời gian qua các đơn vị có nhiều cgắng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của tchức công đoàn.

Các doanh nghiệp của tổ chức công đoàn đang tích cực trong việc sắp xếp lại theo Thông báo của Ban Bí thư Trung ương. Đến nay, số doanh nghiệp đã được sắp xếp chuyn sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 17, cphần hóa là 16 (có 8 doanh nghiệp công đoàn giữ cphần chi phi), cho thuê doanh nghiệp 05, giải th13, sáp nhập 01, 21 doanh nghiệp đang thực hiện việc sắp xếp chuyn đổi. Hiện tại, tng tài sản của các doanh nghiệp là 1.757 tỷ đồng trong đó vốn của tổ chức công đoàn chiếm 46,2%, lợi nhuận trước thuế hàng năm đạt 66 tỷ đng.

3. Quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản.

Qua số liệu tổng hợp năm năm 2010 - 2015, hệ thng công đoàn đã triển khai 173 dự án với tng mức đầu tư 1.374 tỷ đng, các dự án được bố trí tập trung, không dàn trải, quản lý đúng qui định của Luật Đu tư xây dựng cơ bản.

II. Hạn chế, khuyết Điểm.

1. Công tác tài chính.

Thu kinh phí công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn tỷ lệ tht thu còn cao, nhiều công đoàn cơ sở thu đoàn phí chưa đúng theo Điều lệ và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.

Hầu hết Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phchưa thực hiện phân cấp toàn diện, triệt để cho các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, thường mới chỉ phân cấp thu kinh phí công đoàn của các doanh nghiệp, chưa phân cấp thu của khối công đoàn hành chính sự nghiệp hoặc phân cấp thu kinh phí công đoàn không đúng với chỉ đạo của Tổng Liên đoàn, thậm chí một số địa phương còn phân cấp cho công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước được thu kinh phí công đoàn 2% và nộp lên công đoàn cấp trên 35% s thu này.

Sử dụng tài chính công đoàn hiệu quả còn thấp, chưa dành kinh phí chi cho hoạt động chính ở công đoàn cơ sở như tuyên truyền phổ biến pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ công đoàn, hoạt động đi thoại tại nơi làm việc. Chi tiền lương cán bộ chuyên trách chiếm tỷ lệ cao, chi phong trào có tăng nhưng chưa tương xứng với các tỷ lệ chi khác.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán công đoàn chuyên trách còn một số bất cập như tỷ lệ đại học chính quy có chuyên ngành kế toán - tài chính chỉ chiếm 25,8%, cán bộ làm công tác tài chính không đúng chuyên ngành còn chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Công tác quản lý tài chính công đoàn một số nơi còn lỏng lẻo, tài chính chưa trở thành công cụ đĐiều Tiết hoạt động công đoàn, chưa gắn công tác tổ chức với tài chính trong việc định mức biên chế ở các cấp công đoàn.

2. Đơn vị sự nghiệp, kinh tế công đoàn.

Quản lý các đơn vị sự nghiệp, hoạt động kinh tế công đoàn tại một số nơi còn buông lỏng, chưa thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu. Công tác lập báo cáo tài chính gửi cấp trên còn hạn chế, chưa đy đủ, kịp thời, chưa phản ánh hết các nguồn thu, chi vào báo cáo tài chính, mẫu biu báo cáo chưa thống nhất, chưa kiểm soát được hoạt động của các đơn vị.

Nhiều đơn vị bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác quản lý chưa đúng người, đúng việc.

3. Về xây dựng cơ bản.

[...]