Nghị quyết 4a/NQ-TLĐ về công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 4a/NQ-TLĐ
Ngày ban hành 14/03/2000
Ngày có hiệu lực 29/03/2000
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Cù Thị Hậu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 4a/NQ-TLĐ

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2000

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CÔNG ĐOÀN.

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Sau khi thảo luận báo cáo của ĐCT TLĐ về công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn, BCH TLĐ quyết nghị những vấn đề sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CÔNG ĐOÀN TỪ 1994 - 1999.

I. VỀ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH:

1- Kết quả đã đạt được:

Công đoàn Việt nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và những người lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tổ chức công đoàn luôn được Nhà nước Việt Nam tạo nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

Công tác tài chính công đoàn có vị trí hết sức quan trọng, nó tạo ra điều kiện vật chất để đảm bảo cho hoạt động của công đoàn.

Trong những năm qua (1994 - 1999), cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế - tài chính của đất nước, sự đổi mới về tổ chức và hoạt động công đoàn, công tác Tài chính công đoàn cũng có sự đổi mới cả về cơ chế thu, phân phối và quản lý. Các cấp công đoàn đã cố gắng phấn đấu khai thác các nguồn thu, đảm bảo đạt và vượt kế hoạch hàng năm, tổ chức chi tiêu đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm, tập trung kinh phí chi cho các phong trào thi đua lao động, sản xuất và hoạt động xã hội của công đoàn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

Các cấp công đoàn còn chú trọng đầu tư kinh phí chi cho công tác tuyên truyền giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, các cấp công đoàn đã giành phần kinh phí lớn để hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của các công đoàn cơ sở, nên đã thu hút được gần nửa triệu CNVCLĐ vào tổ chức công đoàn, làm cho tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Các kết quả hoạt động của tổ chức công đoàn đã thật sự góp phần giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, phát triển đất nước.

Có được những kết quả trên là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp công đoàn; sự năng động, nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính công đoàn; Nhờ có sự hỗ trợ tích cực của cơ quan chính quyền và cơ quan tài chính Nhà nước các cấp, sự cộng tác của các cơ quan, doanh nghiệp.

2. Thiếu sót, tồn tại:

Tuy nhiên công tác Tài chính công đoàn cũng còn những thiếu sót tồn tại:

- Khoản thu kinh phí công đoàn (2% quỹ lương) có nơi thu chưa được triệt để, khoản thu đoàn phí và các khoản thu khác chưa được quan tâm đúng mức, nhất là đối với công đoàn các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, nên còn thất thu.

- Chế độ phân phối Tài chính công đoàn theo đề án 709 ban hành từ năm 1988 quy định một tỷ lệ % kinh phí thống nhất cho từng cấp công đoàn đến nay không còn phù hợp, nhưng chưa được sửa đổi kịp thời.

- Công tác quản lý còn yếu, tình trạng lập kế hoạch thu hàng năm thấp hơn thực tế chậm được khắc phục dẫn đến số nộp về cấp trên giảm sút.

- Cơ chế thu nộp kinh phí công đoàn ở các đơn vị kinh tế TW còn chồng chéo, bất hợp lý; phạm vi, nội dung chi tiêu chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời; kỷ cương, kỷ luật Tài chính ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm túc; việc nộp kinh phí lên cấp trên nhiều nơi chưa thực hiện đúng quy định; báo cáo tài chính, thanh quyết toán còn chậm, chất lượng chưa cao. Việc quản lý tài sản, kiểm kê, báo cáo có nơi làm chưa tốt, không đầy đủ, kịp thời.

- Tình trạng lãng phí, chi sai nguyên tắc vẫn còn, thậm chí có nơi vi phạm pháp luật đã bị xử lý.

Nguyên nhân của các tồn tại:

- Kiến thức về quản lý tài chính của 1 số đ/c lãnh đạo còn yếu; một số cấp công đoàn chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo và chỉ đạo công tác tài chính công đoàn.

- Việc lập kế hoạch thu hàng năm còn chưa chính xác, thường thấp hơn thực tế; việc duyệt và thực hiện kế hoạch đó chưa chặt chẽ, nghiêm túc.

- Hiện tượng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, hoặc ỷ lại vào cấp trên còn tồn tại trong một số đơn vị công đoàn, một số cán bộ công đoàn.

- Một bộ phận cán bộ nghiệp vụ năng lực còn yếu, kết quả công tác bị hạn chế.

- Công tác kiểm tra, giám sát làm chưa được thường xuyên, nhất là cấp trên kiểm tra cấp dưới còn ít.

II- VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CÔNG ĐOÀN:

1. Một số kết quả đã đạt được:

[...]