Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP về việc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2007 do Chính phủ ban hành
Số hiệu | 07/2007/NQ-CP |
Ngày ban hành | 06/02/2007 |
Ngày có hiệu lực | 01/03/2007 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2007/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2007 |
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 01 NĂM 2007
Trong hai ngày 30 và 31 tháng 01 năm 2007, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 01, bàn và quyết nghị các vấn đề sau:
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP những năm qua đã có tác động tích cực đến công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá bảo đảm công khai, sát thị trường, rút ngắn thời gian và khắc phục tình trạng khép kín. Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã đa dạng nguồn huy động vốn để ổn định sản xuất, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước sau khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành.
Việc ban hành Nghị định của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước thay thế Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý và ổn định nguồn kinh phí cho việc giải quyết lao động dôi dư, góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời bảo đảm chính sách cho người lao động.
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành.
Chính phủ quyết định: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến khi Nghị định về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước được Chính phủ ban hành có hiệu lực, tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2004 đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản và chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn; nông trường quốc doanh thực hiện sắp xếp lại theo Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị (khoá IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.
Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ trong đầu quý II năm 2007 chính sách về tinh giản biên chế đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Chính phủ quyết định: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 tiếp tục thực hiện chính sách quy định tại Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP đối với các chức danh: thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, thành viên Ban Kiểm soát ở các doanh nghiệp sắp xếp lại nhưng không tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp đó hoặc ở khu vực nhà nước, cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.
Giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Chương trình hành động và dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành.
Việc quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp là nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát huy tối đa hiệu quả, tiềm năng, nguồn lực về đất đai để phát triển kinh tế - xã hội; từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ và phân bố lại lao động ở khu vực nông thôn, nông nghiệp. Đồng thời hạn chế sự tập trung ruộng đất quá mức, bảo đảm phát triển bền vững, ổn định chính trị, xã hội khu vực nông thôn.
Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết. Giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết này.
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan hoàn chỉnh Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết này.
Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Đặc xá; Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.
Chính phủ nhất trí thông qua và giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành.
Năm 2006, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều vụ việc thanh tra đã được tiến hành đồng bộ, dứt điểm, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm minh. Tình trạng khiếu nại phức tạp, đông người, vượt cấp đã được phối hợp giải quyết, góp phần ổn định tình hình xã hội, nhất là trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp và Hội nghị APEC 14. Năm 2007 cần tập trung thanh tra về sử dụng vốn của các dự án lớn, công trình trọng điểm; thực hiện quy hoạch và sử dụng đất đai; tình hình chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, quản lý và sử dụng ngân sách… nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết dứt điểm cơ bản các vụ việc khiếu nại tồn đọng, tổ chức tốt công tác tiếp dân và xử lý kịp thời, hạn chế khiếu kiện đông người, vượt cấp về Trung ương, góp phần bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, nhất là trong thời gian tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII.
Tháng 01 năm 2007, sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thời tiết khô hạn, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm, long móng gia súc tái phát ở một số địa phương, nhưng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn duy trì ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trong nước, tổng mức lưu chuyển ngoại thương đạt khá, nhập siêu thấp hơn cùng kỳ. Các hoạt động du lịch, dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá, bưu chính, viễn thông đáp ứng nhu cầu xã hội. Thu hút vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng. Thu ngân sách đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ đến hạn và giải quyết chính sách xã hội. Thị trường tài chính, tiền tệ ổn định. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời. Hoạt động giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, sự biến động giá cả thị trường, tình trạng hạn hán, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc tái phát chưa được dập tắt; trật tự an toàn giao thông tiếp tục diễn biến phức tạp là những thách thức lớn cần được quan tâm giải quyết.
Để bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2007, phải triển khai toàn diện, đồng bộ các mặt công tác với trọng tâm là nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng hiệu quả và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.