Nghị quyết 06/2016/NQ-HĐND thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 06/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 15/07/2016
Ngày có hiệu lực 25/07/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Bùi Thị Quỳnh Vân
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2016/NQ-HĐND

Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XII – KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh về việc thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nội dung Đề án giao thông nông thôn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020

Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Đề án), với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu

Đến cuối năm 2020 có 78 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (cụ thể theo phụ lục 1 kèm theo).

2. Khối lượng thực hiện

Để đạt được mục tiêu đến cuối năm 2020 có 78 xã đạt tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì trong giai đoạn 2016-2020 cần phải đầu tư hoàn thiện ít nhất 1.540,5 Km đường giao thông nông thôn (khu vực đồng bằng 1.372Km; khu vực miền núi, hải đảo 168,5Km), quy mô kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp A, B, C, D theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”, trong đó:

a) Đường trục xã, liên xã: 233,5 km (khu vực đồng bằng 202km; khu vực miền núi, hải đảo 31,5 km) với tiêu chuẩn đường cấp A hoặc B (khuyến khích thực hiện theo cấp A);

b) Đường trục thôn, xóm: 302,5 km (khu vực đồng bằng 262km; khu vực miền núi, hải đảo 40,5 km) với tiêu chuẩn đường cấp B hoặc C (khuyến khích thực hiện theo cấp B);

c) Đường trục ngõ, xóm: 442 km (khu vực đồng bằng 405km; khu vực miền núi, hải đảo 37 km) với tiêu chuẩn đường cấp D;

d) Đường trục chính nội đồng: 562,5 km (khu vực đồng bằng 503km; khu vực miền núi, hải đảo 59,5 km) với tiêu chuẩn đường cấp D.

3. Nguồn vốn đầu tư

a) Vốn tỉnh quản lý, gồm: Vốn cân đối ngân sách tỉnh, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn ODA, vốn lồng ghép các chương trình khác.

b) Vốn huyện, thành phố quản lý (sau đây gọi tắt là vốn cấp huyện quản lý), gồm: Vốn cân đối ngân sách tỉnh phân cấp cho huyện, thành phố, ngân sách huyện, thành phố, ngân sách xã và huy động đóng góp khác.

4. Cơ chế phân bổ vốn đầu tư

Cơ chế phân bổ vốn đầu tư được xác định theo tỷ lệ % giữa vốn ngân sách tỉnh quản lý và vốn ngân sách cấp huyện quản lý. Riêng đối với loại đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng, tỉnh chỉ hỗ trợ 100% xi măng (tương ứng khoảng 30% tổng mức đầu tư); phần còn lại: Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Uỷ ban nhân dân các xã hỗ trợ và huy động đóng góp khác (các tổ chức, cá nhân, nhân dân chung tay góp sức) để thực hiện (cụ thể có phụ lục 2 kèm theo).

5. Nhu cầu vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 là 1.433.000 triệu đồng (tính theo đơn giá xây dựng năm 2015), trong đó:

a) Vốn tỉnh quản lý: 642.130 triệu đồng (44,81%), trong đó kinh phí hỗ trợ 100% xi măng để xây dựng đường ngõ, xóm; đường trục chính nội đồng là 241.080 triệu đồng (chiếm 37,54% trong tổng vốn tỉnh quản lý).

b) Vốn cấp huyện quản lý: 790.870 triệu đồng (55,19%).

6. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư

a) Đối với đường trục xã, liên xã và đường Trục thôn, xóm được thực hiện bằng vốn tỉnh quản lý, vốn cấp huyện quản lý theo tỷ lệ phân bổ nêu trên (không huy động đóng góp của nhân dân).

b) Đối với đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng (với tổng số tiền 803.600 triệu đồng) được xác định với tỷ lệ như sau: ngân sách tỉnh 30% (hỗ trợ 100% xi măng): 241.080 triệu đồng; ngân sách cấp huyện 25% (hỗ trợ xe máy, đá, cát,…): 200.900 triệu đồng; ngân sách xã 20% (hỗ trợ xe máy, đá, cát, …): 160.720 triệu đồng; huy động đóng góp khác 25% (tiền, vật liệu, nhân công): 200.900 triệu đồng.

[...]