Nghị quyết 84/2013/NQ-HĐND thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 do tỉnh Vĩnh Long ban hành

Số hiệu 84/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 06/12/2013
Ngày có hiệu lực 16/12/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Phạm Văn Lực
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 84/2013/NQ-HĐND

Vĩnh Long, ngày 06 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2014

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHOÁ VIII, KỲ HỌP LẦN THỨ 09

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Sau khi xem xét báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014, báo cáo của các ngành bảo vệ pháp luật, thông báo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia xây dựng chính quyền, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 với mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG:

Mục tiêu trọng tâm của tỉnh trong năm 2014 là tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi tăng trưởng và nâng cao chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ môi trường; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời, tranh thủ những thuận lợi, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2013.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

KH 2014

 

a) Các chỉ tiêu về kinh tế

 

 

1

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng

%

7,00

2

Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng

%

2,00

3

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng (IIP)

%

13,50

4

Giá trị các ngành dịch vụ tăng

%

7,50

5

GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế)

Tr. đồng

34,50

6

Cơ cấu GDP (theo giá thực tế)

 

 

 

+ Khu vực I

%

31,10

 

+ Khu vực II

%

23,00

 

+ Khu vực III

%

45,90

7

Tổng kim ngạch xuất khẩu

Tr. USD

380

8

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Tỷ đồng

11.000

9

Tổng thu ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng

3.621

10

Tổng chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng

5.267

 

b) Các chỉ tiêu phát triển xã hội

 

 

11

Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật

%

50

12

Tạo thêm việc làm mới cho lao động

Người

26.500

13

Chuyển dịch cơ cấu lao động

 

 

 

+ Lao động nông, lâm, thuỷ sản

%

48,90

 

+ Lao động phi nông nghiệp

%

51,10

14

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

ổn định 1%

15

Giảm số hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2011 - 2015)

%

1,3

16

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới

%

15

17

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

%

68

18

Phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2013 - 2014

 

 

 

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Căn

50

 

+ Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

Căn

400

 

c) Các chỉ tiêu về môi trường

 

 

19

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý

%

75

20

Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom

%

86

21

Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải

%

100

22

Chất thải, nước thải các cơ sở y tế được thu gom và xử lý

%

100

23

Tỷ lệ hộ đô thị sử dụng nước từ hệ thống nước máy tập trung

%

98

24

Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung

%

45

25

Tiêu chí xã nông thôn mới

 

 

 

- Đối với 02 xã điểm của tỉnh và 07 xã điểm của huyện, thị xã

Đạt xã nông thôn mới

 

- Đối với các 13 xã còn lại trong 22 xã

Tiêu chí đạt thêm/xã

≥ 4

 

- Đối với các xã còn lại

Tiêu chí đạt thêm/xã

≥ 3

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

A. VỀ LĨNH VỰC KINH TẾ - NGÂN SÁCH:

1. Về nông nghiệp, nông thôn:

Tập trung xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó chú trọng đến công tác tập trung củng cố và xây dựng kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã nông nghiệp nhằm đủ sức để hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; khuyến khích hợp tác, liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm hài hoà lợi ích cho các bên tham gia. Hỗ trợ và khuyến khích người dân tăng cường đầu tư sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh, duy trì và phát triển các thương hiệu, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp đã đạt được. Phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, nhất là những sản phẩm chủ lực, có thương hiệu.

Tập trung nghiên cứu cải thiện chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, tăng hiệu quả cho người nông dân; nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu, sản xuất có hiệu quả cao. Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô công nghiệp đảm bảo vệ sinh thú y, ít gây ô nhiễm môi trường; chủ động kiểm soát, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các loại dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi; kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trương của Đảng và Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới, quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở nông thôn để giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động. Ưu tiên các nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư cho 09 xã điểm của tỉnh và huyện về đích trong năm 2014, các xã điểm còn lại hoàn thành vào năm 2015.

2. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp trong giải quyết hàng tồn kho, các vướng mắc về thủ tục hành chính; triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tiếp tục thực hiện việc rà soát thống kê, phân loại doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết để được tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý, ưu tiên tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Triển khai hướng dẫn và thực hiện kịp thời việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan cấp phép kinh doanh với cơ quan quản lý thuế và chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh quản lý và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.

Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, tuyến công nghiệp, giải quyết dứt điểm việc thu hồi đất và giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh, phát huy năng lực mới tăng thêm của các dự án mới, các cơ sở sản xuất hiện có. Khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung đầu tư phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch và tiếp tục giới thiệu rộng rãi chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh và danh mục các dự án mời gọi đầu tư giai đoạn 2013 - 2015 đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm v.v...

3. Về dịch vụ:

Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt thị trường nội địa, mở rộng thị trường tiêu thụ nhất là thị trường nông thôn, phát triển mạng lưới phân phối hàng hoá đến vùng nông thôn, các khu tuyến công nghiệp, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, cung ứng đầy đủ, kịp thời các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực như đầu cơ, găm hàng, nâng giá bán và các hành vi gian lận thương mại khác; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý.

Tổ chức, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, làng nghề tham gia các cuộc hội chợ triển lãm để tìm kiếm, mở rộng thị trường. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trong đó cần chú trọng các mặt hàng xuất khẩu trực tiếp; đồng thời, tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống nhất là thị trường tiêu thụ những mặt hàng gạo, giày da, thủy sản, thủ công mỹ nghệ v.v.... Phát triển hệ thống phân phối nhằm cải thiện khâu trung gian trong chuỗi cung ứng hàng hoá để giảm tối đa sự chênh lệch giá giữa giá mua tại nơi sản xuất và giá bán cho người tiêu dùng. Tiếp tục đầu tư nâng cấp xây dựng chợ nông thôn, mở rộng các mô hình kinh doanh khai thác chợ hiệu quả.

Tập trung khai thác có hiệu quả các thế mạnh để phát triển du lịch, đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế; liên kết với các điểm du lịch ngoài tỉnh, xây dựng các tuyến du lịch liên vùng. Nâng cao năng lực xếp dỡ hàng hoá thông qua cảng, phát triển mạnh dịch vụ vận tải hành khách, hàng hoá công cộng; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, v.v...

4. Về huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển:

Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội hoá từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Tăng tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ các nguồn lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; ưu tiên bố trí các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề các công trình phúc lợi, công cộng.

Tăng cường các biện pháp vận động tài trợ vốn ODA, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các công trình chuyển tiếp sử dụng nguồn vốn ODA. Tiếp tục cải thiện, tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào tỉnh, trong đó tập trung thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, chất lượng, mang tính động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đăng ký.

[...]