Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 20/05/2015 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Bảo hiểm,Bộ máy hành chính |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 |
DỰ THẢO (Lần 2) |
|
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Nghị định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và Thủ trưởng cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tổ chức, nhiệm vụ của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, chế độ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
1. Nghị định này áp dụng đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan, Thủ trưởng cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành, công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, trừ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
3. Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước trong các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về thanh tra; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do Đoàn thanh tra chuyên ngành, công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.
2. Tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
3. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
4. Tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 |
DỰ THẢO (Lần 2) |
|
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Nghị định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và Thủ trưởng cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tổ chức, nhiệm vụ của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, chế độ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
1. Nghị định này áp dụng đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan, Thủ trưởng cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành, công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, trừ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
3. Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước trong các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về thanh tra; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do Đoàn thanh tra chuyên ngành, công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.
2. Tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
3. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
4. Tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế gửi Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch được phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống nhất với các bộ, ngành có liên quan trước khi phê duyệt kế hoạch.
2. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi phát hiện hoặc được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo giao.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định tại Điều 4 Nghị định này thực hiện.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật thanh tra về chế độ thông tin, báo cáo với Thanh tra các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Quyết định thanh tra theo kế hoạch và theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
3. Phân công người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Kiến nghị Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý việc chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
5. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; đình chỉ hoặc hủy bỏ các quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh gửi Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch được phê duyệt. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống nhất với các sở, ngành có liên quan trước khi phê duyệt kế hoạch.
2. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi phát hiện hoặc được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo giao.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này thực hiện.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật thanh tra về chế độ thông tin, báo cáo với Thanh tra các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này và Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
2. Quyết định thanh tra theo kế hoạch và theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
3. Phân công người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Kiến nghị Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý việc chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.
5. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; đình chỉ hoặc hủy bỏ các quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, tên gọi của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cấp Trung ương theo quy định của Chính phủ.
2. Tổ chức, tên gọi của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cấp tỉnh theo quy định của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Xây dựng trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam kế hoạch công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tiến hành thanh tra theo kế hoạch; thanh tra đột xuất khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
3. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế với Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4. Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do các cơ quan quy định tại Điều 4 Nghị định này thực hiện.
5. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
6. Đề xuất Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các quy định, quy trình, kỹ năng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao và theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh kế hoạch công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tiến hành thanh tra theo kế hoạch; thanh tra đột xuất khi được Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo xã hội Việt Nam giao.
3. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế với Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
4. Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra do cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này thực hiện.
5. Kiến nghị với cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là công chức, viên chức thuộc biên chế của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Tiêu chuẩn của công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được giao;
b) Am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Nắm vững các quy định về chuyên môn, quy tắc quản lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nơi công tác;
d) Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
đ) Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (không kể thời gian tập sự);
3. Trang phục, thẻ công chức, viên chức, chế độ đối với công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
a) Công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được cấp trang phục thanh tra chuyên ngành theo quy định của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
b) Công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được cấp thẻ công chức, viên chức thanh tra chuyên ngành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
d) Công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
đ) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 13. Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, gồm: Đối tượng đóng, mức đóng, thời hạn đóng, thời gian đóng, phương thức đóng.
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm thất nghiệp, gồm: Đối tượng đóng, mức đóng, thời hạn đóng, thời gian đóng, phương thức đóng.
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm y tế, gồm: Đối tượng đóng, mức đóng, thời hạn đóng, thời gian đóng, phương thức đóng
1. Đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế có ít nhất một thành viên là người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế có Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn thanh tra.
3. Trưởng đoàn thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được giao.
4. Trưởng đoàn thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được giao.
6. Tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
7. Hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định từ Điều 16 đến Điều 28 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
8. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ.
1. Khi cần thiết, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thể phân công công chức thanh tra chuyên ngành thực hiện thanh tra độc lập về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Việc phân công công chức thanh tra chuyên ngành thực hiện thanh tra độc lập về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế phải thể hiện bằng văn bản, gồm các nội dung:
a) Họ, tên, chức danh, số hiệu thẻ của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập;
b) Phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời gian tiến hành thanh tra.
3. Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập; nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi tiến hành thanh tra độc lập thực hiện theo quy định từ Điều 30 đến Điều 32 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Kinh phí hoạt động thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của của cơ quan bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc cấp, quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về thanh tra.
Điều 17. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Khi nhận được đề xuất kế hoạch thanh tra của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống nhất bằng văn bản với bộ, ngành quản lý nhà nước đối với đối tượng thanh tra trước khi phê duyệt, nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
Điều 18. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Khi nhận được đề xuất kế hoạch thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống nhất bằng văn bản với các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với đối tượng thanh tra trước khi phê duyệt, nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…….tháng……năm 2015.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |