Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên Quốc gia của Liên Hợp quốc

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 15/11/2000
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

NGHỊ ĐỊNH THƯ

VỀ VIỆC NGĂN NGỪA, PHÒNG CHỐNG VÀ TRỪNG TRỊ VIỆC BUÔN BÁN NGƯỜI, ĐẶC BIỆT LÀ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM, BỔ SUNG CÔNG ƯỚC VỀ CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA CỦA LIÊN HỢP QUỐC

Các quốc gia thành viên Nghị định thư này,

Tuyên bố rằng hành động hiệu quả để ngăn ngừa và chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đòi hỏi một cách tiếp cận quốc tế toàn diện tại các nước gốc, nước quá cảnh và nước đến, trong đó bao gồm những biện pháp để ngăn ngừa việc buôn bán đó, để trừng trị những kẻ buôn bán người và để bảo vệ các nạn nhân của những hành vi buôn bán đó, kể cả việc bảo vệ những quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Xét đến một thực tế là dù đã có một loạt văn kiện quốc tế trong đó có những quy tắc và biện pháp thiết thực để chống bóc lột con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, nhưng vẫn chưa có một văn kiện có tính chất toàn cầu nào xử lý tất cả các khía cạnh của việc buôn bán người.

Quan ngại rằng vì thiếu một văn kiện như vậy, những người dễ bị tổn thương bởi việc buôn bán người sẽ không được bảo vệ đầy đủ.

Nhắc lại nghị quyết 53/111 ngày 09/12/1998 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong đó Đại hội đồng đã quyết định thành lập một uỷ ban liên chính phủ đặc biệt để soạn thảo một công ước quốc tế toàn diện chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và để thảo luận về việc soạn thảo một văn kiện quốc tế, không kể những văn kiện khác, xử lý việc buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Tin tưởng rằng việc bổ sung Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia bằng một văn kiện quốc tế về việc ngăn ngừa, chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, sẽ rất hữu ích trong việc ngăn ngừa và chống loại tội phạm này,

Đã thoả thuận như sau:

1. Nghị định thư này bổ sung Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Nghị định thư này sẽ được giải thích cùng với Công ước.

2. Các quy định của Công ước được áp dụng cho Nghị định thư này với những sửa đổi cần thiết, trừ trường hợp trong Nghị định thư này có quy định khác.

3. Những hành vi phạm tội theo quy định tại điều 5 Nghị định thư này sẽ được coi là những hành vi phạm tội theo quy định trong Công ước.

Mục đích của Nghị định thư này là:

a) ngăn chặn và chống việc buôn bán người, trong đó đặc biệt chú ý đến phụ nữ và trẻ em;

b) bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân của việc buôn bán này, cùng với việc tôn trọng đầy đủ các quyền con người của họ; và

c) thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên để đạt được mục tiêu này.

Trong Nghị định thư này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) "Buôn bán người" có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể;

b) Sự chấp thuận của một nạn nhân của việc buôn bán người đối với sự bóc lột có chủ ý được nêu ra trong khoản (a) của điều này là không thích đáng nếu bất kỳ cách thức nào nêu trong khoản (a) đã được sử dụng.

c) Việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứa trẻ nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là "buôn bán người" ngay cả khi việc này được thực hiện không cần dùng đến bất kỳ cách thức nào được nói đến trong khoản (a) điều này;

d) "Trẻ em" có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi.

Trừ trường hợp có quy định khác, Nghị định thư này sẽ áp dụng để ngăn ngừa, điều tra và truy tố các hành vi phạm tội quy định tại điều 5 Nghị định thư, khi những hành vi phạm tội này có tính chất xuyên quốc gia và liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức cũng như để bảo vệ các nạn nhân của những hành vi phạm tội này.

1. Mỗi quốc gia thành viên sẽ áp dụng những biện pháp lập pháp cũng như các biện pháp khác khi cần thiết để hình sự hóa những hành vi nêu tại điều 3 Nghị định thư này khi những hành vi này được thực hiện một cách cố ý.

2. Mỗi quốc gia thành viên cũng sẽ áp dụng những biện pháp lập pháp và các biện pháp khác khi cần thiết để hình sự hóa những hành vi sau đây:

a) cố gắng thực hiện một hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 của điều này, theo các khái niệm cơ bản trong hệ thống pháp luật của quốc gia đó;

b) tham gia như một đồng phạm trong một hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 của điều này; và

c) tổ chức hay chỉ đạo những người khác thực hiện một hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 của điều này.

1. Trong những trường hợp thích hợp và trong chừng mực có thể theo pháp luật trong nước, mỗi quốc gia thành viên sẽ bảo vệ sự riêng tư và nhân thân của các nạn nhân của việc buôn bán người bằng những biện pháp, bao gồm, không kể những biện pháp khác, việc tiến hành tố tụng pháp lý đối với hành vi buôn bán đó một cách bí mật.

2. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, mỗi quốc gia thành viên sẽ bảo đảm rằng hệ thống pháp luật và hành chính của nước mình có những biện pháp để cung cấp cho các nạn nhân của việc buôn bán người:

a) thông tin thích hợp về toà án và thủ tục hành chính;

[...]