Công ước về vị thế của người tị nạn, 1951

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 28/07/1951
Ngày có hiệu lực 22/04/1954
Loại văn bản Công ước
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

CÔNG ƯỚC

VỀ VỊ THẾ CỦA NGƯỜI TỊ NẠN, 1951

- Được thông qua tại Hội nghị các đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Liên Hợp Quốc về vị thế của người tị nạn và người không quốc tịch ngày 28/7/1951, được tổ chức theo Nghị quyết số 429 (V) ngày 14/12/1950 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc,

- Có hiệu lực từ ngày 22/4/1954, theo điều 43.

Lời nói đầu

Các quốc thành viên Công ước này,

Lưu ý rằng, Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã khẳng định nguyên tắc mọi người đều được hưởng các quyền và tự do cơ bản, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào,

Lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp, Liên Hợp Quốc đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến những người tị nạn và đã có những nỗ lực to lớn nhằm bảo đảm cho người tị nạn được hưởng các quyền và tự do cơ bản này ở mức độ rộng rãi nhất có thể được,

Lưu ý rằng, cần thiết phải sửa đổi và hợp nhất những thoả thuận quốc tế trước đó liên quan đến vị thế của người tị nạn và mở rộng phạm vi và sự bảo vệ người tị nạn trong các văn kiện trước đó bằng một thoả thuận mới,

Lưu ý rằng, việc cho phép tị nạn có thể đặt ra những gánh nặng quá mức với những quốc gia nhất định, và rằng, một giải pháp phù hợp cho vấn đề mà đã được Liên Hợp Quốc nhìn nhận là có phạm vi và tính chất quốc tế, do đó, không thể đạt được nếu không có sự hợp tác quốc tế,

Bày tỏ mong muốn rằng, tất cả các quốc gia, trên cơ sở thừa nhận tính chất nhân đạo và xã hội của vấn đề người tị nạn, sẽ làm tất cả những gì có thể trong phạm vi quyền hạn của mình để ngăn chặn không cho vấn đề này gây nên sự căng thẳng giữa các quốc gia,

Ghi nhớ rằng, Cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các công ước quốc tế về bảo vệ người tị nạn, và thừa nhận rằng, các biện pháp có hiệu quả được đưa ra để giải quyết vấn đề này sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các quốc gia với Cao uỷ,

Đã nhất trí về các điều khoản sau:

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Định nghĩa “người tị nạn”.

A- Nhằm những mục đích của Công ước này, khái niệm "người tị nạn" áp dụng cho bất kỳ ng­ười nào mà:

I. Được công nhận là người tị nạn theo các Thoả ước ngày 12/5/1926 và ngày 30/6/1928 hoặc theo các Công ước ngày 28/10/1933 và ngày 10/2/1938, Nghị định thư ngày 14/9/1939 hoặc theo Hiến chương của Tổ chức ng­ười tị nạn quốc tế;

Các quyết định và tính không hợp lệ do Tổ chức người tị nạn quốc tế ban hành trong giai đoạn hoạt động của Tổ chức này sẽ không gây trở ngại cho việc công nhận vị thế người tị nạn của những người hội đủ các điều kiện ghi trong đoạn 2 của mục này;

2. Do kết quả của các sự kiện xảy ra trước ngày 01/01/1951, và do sự sợ hãi có cơ sở là sự bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị, đang ở ngoài đất nước mà người đó có quốc tịch và không thể, hoặc, do sự sợ hãi như­ vậy, không muốn tiếp nhận sự bảo vệ của quốc gia đó; hoặc người không có quốc tịch đang sống ở ngoài quốc gia mà trước đó hä đã từng cư trú do kết quả của những sự kiện đó mà không thể, hoặc do sự sợ hãi, mà không muốn trở lại quốc gia đó.

Trong trường hợp một người có hai quốc tịch, khái niệm "quốc gia của người có quốc tịch" có nghĩa là một trong các quốc gia trong đó người ấy là công dân, và một người sẽ không được coi là thiếu sự bảo vệ của quốc gia mà người đó có quốc tịch, nếu thiếu lý do hợp lệ dựa trên sự sợ hãi có căn cứ khiến cho người đó không tận dụng sự bảo vệ của một trong những quốc gia mà người đó là công dân.

B- Theo các mục đích của Công ước này, cụm từ "các sự kiện xảy ra trước ngày 1/1/1951" ghi trong điều 1, mục A sẽ được hiểu là:

a- "Các sự kiện xảy ra ở Châu Âu trước ngày 1/1/1951" hay

b- "Các sự kiện xảy ra ở Châu Âu hoặc nơi khác trước ngày 1/1/1951", và mỗi quốc gia tham gia Công ước sẽ phải tuyên bố vào lúc ký, phê chuẩn hoặc gia nhập, để xác định rõ bối cảnh nào mà quốc gia ấy áp dụng để phục vụ cho mục đích thực thi các nghĩa vụ của mình theo Công ước này.

c- Bất kỳ quốc gia nào tham gia Công ước mà đã chấp nhận sự thay đổi ở điểm (a) đều có thể mở rộng các nghĩa vụ của mình vào bất kỳ thời điểm nào tới quy định ở điểm (b) bằng cách gửi một văn bản thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

C- Công ước này sẽ không được áp dụng với bất kỳ người nào nằm trong các điều kiện ghi trong mục A, nếu:

1- Người ấy tự nguyện sử dụng lại sự bảo vệ của quốc gia mà mình mang quốc tịch; hoặc

2- Sau khi mất quốc tịch, chính người ấy đã xin nhập lại được; hoặc

3- Người ấy đã nhập quốc tịch mới và được quốc gia mình mang quốc tịch bảo vệ; hoặc

4- Người ấy đã tự nguyện tái định cư ở quốc gia mà ng­ười đã rời đi, hoặc quốc gia bên ngoài mà người ấy vẫn còn sợ bị ngược đãi; hoặc

[...]