Dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (thay thế)

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 25/04/2017
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày        tháng      năm 2017

DỰ THẢO

 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2016;

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013, Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Nghị định này quy định về việc  khởi tạo, lập, in, phát hành, sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là quản lý, sử dụng hóa đơn); nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.

3. Tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; tổ chức nhận in hóa đơn; tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn; tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (sau đây gọi là tổ chức T-VAN). Tổ chức T-VAN được cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Để trở thành tổ chức T-VAN, doanh nghiệp phải đảm bảo có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, thực hiện kết nối với cơ quan nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính. Bộ Tài chính hướng dẫn yêu cầu về kỹ thuật công nghệ thông tin của tổ chức T-VAN khi cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

4. Tổ chức, cơ quan nhà nước có liên quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định tại Nghị định này.

2. Hóa đơn điện tử hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khởi tạo, lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này. Dữ liệu của hóa đơn điện tử đảm bảo không bị thay đổi trong quá trình truyền nhận dữ liệu giữa các bên liên quan. Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử gồm hai loại: hóa đơn điện tử  không có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

3. Hóa đơn giấy là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy. Hóa đơn giấy gồm hai loại: Hóa đơn đặt in là hóa đơn cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân hoặc do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu đăng ký với cơ quan thuế để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc do cơ quan thuế tự in để cấp lẻ cho các tổ chức, cá nhân.

4. Khởi tạo hóa đơn điện tử là hoạt động tạo định dạng cho hóa đơn, thiết lập đầy đủ các thông tin của người bán, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, định dạng truyền – nhận và lưu trữ hóa đơn trước khi bán hàng hoá, dịch vụ trên phương tiện điện tử của tổ chức kinh doanh hoặc của các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử và được lưu trữ trên phương tiện điện tử của các bên theo quy định của pháp luật.

5. Chữ ký điện tử trên hóa đơn điện tử bao gồm chữ ký số và các loại chữ ký điện tử khác theo quy định của pháp luật.

6. Tạo hóa đơn giấy là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh; gồm: tự in từ các máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp; đặt các doanh nghiệp đủ điều kiện in hóa đơn.

7. Lập hóa đơn là việc ghi đầy đủ nội dung của hóa đơn theo quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ.

8. Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.

9. Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

10. Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn chưa đăng ký sử dụng, chưa phát hành hoặc chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

11. Hóa đơn không còn giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; hóa đơn giấy còn tồn sau khi tổ chức, cá nhân kinh doanh được chấp thuận sử dụng hóa đơn điện tử; các loại hóa đơn giấy bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ chức, cá nhân báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn giấy của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế; hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh do cơ quan thuế thông báo không còn giá trị sử dụng.

[...]