Nghị định 50/2002/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Số hiệu 50/2002/NĐ-CP
Ngày ban hành 25/04/2002
Ngày có hiệu lực 10/05/2002
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Vi phạm hành chính

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 50/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 50/2002/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08 tháng 02 năm 1999;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là những hành vi của cá nhân, tổ chức vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước trong hoạt động du lịch nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định trong Nghị định này bao gồm: Các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước trong hoạt động của hướng dẫn viên du lịch; hoạt động kinh doanh lữ hành; hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch; các hoạt động xâm hại đến cảnh quan, môi trường, trật tự, trị an tại các khu, điểm du lịch và những hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực du lịch.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt như đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

2. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải được phát hiện kịp thời, xử lý vi phạm theo đúng quy định của Nghị định này và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của pháp luật.

3. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

4. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại các Điều 7 và Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phải lập thành văn bản, các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn theo pháp luật quy định.

6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch áp dụng theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khác

1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp khác quy định trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

2. Các hình thức xử phạt chính:

a) Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với những vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ;

b) Phạt tiền: Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định mức phạt tiền trong khung phạt đã được quy định.

Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì có thể phạt thấp hơn, nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được pháp luật quy định.

Vi phạm có nhiều tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến mức cao nhất của khung phạt tiền đã được pháp luật quy định.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ