Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Nghị định 25/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2011/NĐ-CP về an toàn công trình dầu khí trên đất liền

Số hiệu 25/2019/NĐ-CP
Ngày ban hành 07/03/2019
Ngày có hiệu lực 22/04/2019
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2019

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/2011/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 02 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ AN TOÀN CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ TRÊN ĐẤT LIỀN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền như sau:

1. Sửa đổi khoản 2 và bổ sung các khoản 9, 10, 11, 12 Điều 2 như sau:

a) Sửa đổi khoản 2 như sau:

“2. Công trình khí trên đất liền bao gồm: Công trình xuất nhập, xử lý, chế biến, vận chuyển, tồn chứa, phân phối khí và các sản phẩm khí (bao gồm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), các loại khí được tách ra trong quá trình xử lý, chế biến dầu mỏ hay khí dầu mỏ và các sản phẩm khác).”

b) Bổ sung các khoản 9, 10, 11, 12 như sau:

“9. Mức rủi ro: Là khả năng xảy ra tử vong cá nhân do rủi ro trong các hoạt động dầu khí hoặc công trình gây ra.

10. Mức rủi ro chấp nhận được: Là mức độ rủi ro cho phép đối với con người.

11. Đối tượng được bảo vệ là các đối tượng xung quanh chịu rủi ro do các hoạt động, công trình dầu khí gây ra, bao gồm:

a) Trường học, nhà trẻ, bệnh viện, thư viện và các công trình công cộng.

b) Nhà ở, trừ tòa nhà phục vụ điều hành sản xuất trong công trình dầu khí.

c) Các công trình văn hóa.

d) Đối tượng được bảo vệ khác quy định tại các bảng trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

12. Khoảng cách an toàn là khoảng cách tối thiểu trên hình chiếu bằng hoặc hình chiếu đứng, tính từ mép ngoài cùng của các thiết bị công nghệ có nguy cơ gây cháy nổ trong công trình dầu khí đến mép gn nhất của các đối tượng được bảo vệ.

Khoảng cách an toàn đối với Nhà máy chế biến và lọc hóa dầu là khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của công trình đến mép gần nhất của đối tượng được bảo vệ.

13. Thiết bị công nghệ có nguy cơ gây cháy nổ là các thiết bị tồn trữ, vận chuyển, chế biến, xử lý khí, khí hóa lỏng, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ khi có nguồn gây cháy.”

2. Sửa đổi Điều 4 như sau:

“Điều 4. Mức rủi ro chấp nhận được

Tổ chức, cá nhân sử dụng mức rủi ro chấp nhận được theo quy định của pháp luật hiện hành trong đánh giá định lượng rủi ro để phân tích, đánh giá rủi ro tổng thể trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, xây dựng, lắp đặt thiết bị, vận hành, nâng cấp, hoán cải, tháo dỡ, hủy bỏ công trình.”

3. Sửa đổi điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 5, khoản 7 Điều 6 như sau:

a) Sửa đổi điểm a khoản 1 như sau:

“a) Kho chứa khí và các sản phẩm khí hóa lỏng: kho tồn chứa dưới áp suất và kho lạnh;”

[...]