Nghị định 217-CP năm 1979 về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 217-CP |
Ngày ban hành | 08/06/1979 |
Ngày có hiệu lực | 23/06/1979 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Phạm Văn Đồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 217-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 1979 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để tăng cường hơn nữa chế độ
trách nhiệm, chế độ kỷ luật, tăng cường bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và nâng
cao ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên Nhà nước;
Căn cứ vào điều 73 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong các phiên họp ngày 11
tháng 5 năm 1979 và ngày 24 tháng 5 năm 1979,
NGHỊ ĐỊNH:
|
Phạm Văn Đồng (Đã ký) |
CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ "CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM, CHẾ ĐỘ KỶ
LUẬT, CHẾ ĐỘ BẢO VỆ CỦA CÔNG VÀ CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ NHÂN DÂN" CỦA CÁN BỘ, NHÂN
VIÊN VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 217-CP ngày 8/6/1979 của Hội đồng Chính phủ)
Để giáo dục cán bộ, nhân viên Nhà nước có ý thức phục vụ nhân dân, ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng, hăng hái làm tròn nhiệm vụ, thực hiện "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Để đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, đề cao trách nhiệm và kỷ luật, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước chuyên chính vô sản, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Để ngăn ngừa và đấu tranh khắc phực có hiệu quả những hàng động vố trách nhiệm, vô kỷ luật, xâm phạm tài sản công cộng và thiếu ý thức phục vụ nhân dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Hội đồng Chính phủ quy định "Chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân" của cán bộ, nhân viên và cơ quan Nhà nước như sau:
1. Thực hiện đúng chức năng được giao, quán triệt đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Chính phủ, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, các chương trình và kế hoạch công tác, những công việc cụ thể do cấp có thẩm quyền giao phó.
2. Tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ, chế độ của Nhà nước, các nội quy, thể lệ, chế độ công tác của cơ quan, đơn vị, các quy định trong đời sống tập thể.
3. Bảo đảm chất lượng và hiệu quả của công việc mà mình có trách nhiệm thực hiện.
4. Giữ gìn bí mật Nhà nước về chính trị, kinh tế kỹ thuật, quốc phòng, bảo vệ cơ sở, chống địch phá hoại.
1. Thực hiện đúng đắn và đầy đủ quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ của mình, đồng thời bảo đảm cho cơ quan, đơn vị và cán bộ, nhân viên thuộc quyền, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Căn cứ luật pháp của Nhà nước mà quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cho đến từng bộ phận, từng người thuộc quyền mình quản lý. Tuyệt đối không được để cho ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình quản lý không có trách nhiệm rõ ràng.
3. Bảo đảm cho các chủ trương, chính sách, kế hoạch Nhà nước được thực hiện kịp thời và có chất lượng trong ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng cán bộ, lao động, đất đai, thiết bị, vật tư, tiền vốn... mà Nhà nước đã giao cho ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Khi điều động, sử dụng, các nguồn lao động, vật tư, tài chính, người thủ trưởng phải ra lệnh bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm về lệnh ấy; nếu để xảy ra lãng phí, mất cắp, hư hỏng, mất mát thì phải chịu trách nhiệm.
5. Trong phạm vi quyền hạn được giao, quyết định các chủ trương biện pháp cần thiết để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ của ngành, địa phương, cơ quan đơn vị, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Trong phạm vi thẩm quyền và theo sự phân cấp quản lý của Nhà nước, phải bảo đảm an toàn lao động, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân, nhân viên thuộc quyền mình quản lý.
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 217-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 1979 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để tăng cường hơn nữa chế độ
trách nhiệm, chế độ kỷ luật, tăng cường bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và nâng
cao ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên Nhà nước;
Căn cứ vào điều 73 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong các phiên họp ngày 11
tháng 5 năm 1979 và ngày 24 tháng 5 năm 1979,
NGHỊ ĐỊNH:
|
Phạm Văn Đồng (Đã ký) |
CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ "CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM, CHẾ ĐỘ KỶ
LUẬT, CHẾ ĐỘ BẢO VỆ CỦA CÔNG VÀ CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ NHÂN DÂN" CỦA CÁN BỘ, NHÂN
VIÊN VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 217-CP ngày 8/6/1979 của Hội đồng Chính phủ)
Để giáo dục cán bộ, nhân viên Nhà nước có ý thức phục vụ nhân dân, ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng, hăng hái làm tròn nhiệm vụ, thực hiện "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Để đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, đề cao trách nhiệm và kỷ luật, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước chuyên chính vô sản, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Để ngăn ngừa và đấu tranh khắc phực có hiệu quả những hàng động vố trách nhiệm, vô kỷ luật, xâm phạm tài sản công cộng và thiếu ý thức phục vụ nhân dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Hội đồng Chính phủ quy định "Chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân" của cán bộ, nhân viên và cơ quan Nhà nước như sau:
1. Thực hiện đúng chức năng được giao, quán triệt đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Chính phủ, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, các chương trình và kế hoạch công tác, những công việc cụ thể do cấp có thẩm quyền giao phó.
2. Tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ, chế độ của Nhà nước, các nội quy, thể lệ, chế độ công tác của cơ quan, đơn vị, các quy định trong đời sống tập thể.
3. Bảo đảm chất lượng và hiệu quả của công việc mà mình có trách nhiệm thực hiện.
4. Giữ gìn bí mật Nhà nước về chính trị, kinh tế kỹ thuật, quốc phòng, bảo vệ cơ sở, chống địch phá hoại.
1. Thực hiện đúng đắn và đầy đủ quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ của mình, đồng thời bảo đảm cho cơ quan, đơn vị và cán bộ, nhân viên thuộc quyền, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Căn cứ luật pháp của Nhà nước mà quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cho đến từng bộ phận, từng người thuộc quyền mình quản lý. Tuyệt đối không được để cho ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình quản lý không có trách nhiệm rõ ràng.
3. Bảo đảm cho các chủ trương, chính sách, kế hoạch Nhà nước được thực hiện kịp thời và có chất lượng trong ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng cán bộ, lao động, đất đai, thiết bị, vật tư, tiền vốn... mà Nhà nước đã giao cho ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Khi điều động, sử dụng, các nguồn lao động, vật tư, tài chính, người thủ trưởng phải ra lệnh bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm về lệnh ấy; nếu để xảy ra lãng phí, mất cắp, hư hỏng, mất mát thì phải chịu trách nhiệm.
5. Trong phạm vi quyền hạn được giao, quyết định các chủ trương biện pháp cần thiết để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ của ngành, địa phương, cơ quan đơn vị, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Trong phạm vi thẩm quyền và theo sự phân cấp quản lý của Nhà nước, phải bảo đảm an toàn lao động, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân, nhân viên thuộc quyền mình quản lý.
6. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Nhà nước về chế độ hợp đồng kinh tế và chế độ hợp tác xã hội chủ nghĩa với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị khác, phải chịu trách nhiệm nếu cơ quan đơn vị mình vi phạm hợp đồng đã ký kết hoặc không làm được phần việc mà cơ quan, đơn vị mình có nhiệm vụ hợp tác.
7. Bảo đảm thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc nhận xét, đánh giá và quyết định việc khen thưởng, đề bạt, xử phạt các cán bộ, nhân viên thuộc quyền mình quản lý.
8. Tôn trọng sự lãnh đạo của tập thể cấp uỷ Đảng hoặc ban cán sự Đảng, tôn trọng các quy định của Nhà nước về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức cũng như của nhân dân lao động, đồng thời thực hiện đúng chế độ thủ trưởng, sử dụng đúng quyền hạn quản lý của mình đã được pháp luật quy định.
1. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, đạt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước; thực hiện đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật, đem lại năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm an toàn cho người và tài sản của Nhà nước.
2. Bảo đảm chất lượng sản xuất, xây dựng hoặc kiểm nghiệm, giao nhận các sản phẩm hoặc các công trình xây dựng mà mình có nhiệm vụ thực hiện, kể cả trường hợp sau khi sản phẩm hoặc công trình đưa vào sử dụng mới phát hiện ra các thiếu sót.
3. Bảo đảm quản lý và sử dụng tốt lao động và các phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư, tiền vốn..., mà Nhà nước đã giao cho mình để đạt hiệu quả, công suất, năng suất quy định; không để xảy ra lãng phí, mất mát, hư hỏng.
Thực hiện đúng chế độ kinh doanh, hạch toán kinh tế và chế độ hợp đồng kinh tế.
1. Hoàn thành đầy đủ, đúng kỳ hạn các công trình nghiên cứu, thực hiện và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, các công trình sản xuất thử, các đề án và bản vẽ thiết kế v.v... do người có thẩm quyền giao.
2. Chịu trách nhiệm về hiệu quả và chất lượng các công việc về khoa học kỹ thuật mà mình đã làm theo như điểm 2 của điều 3 quy định.
Điều 5: - Nguyên tắc xác định các vụ vi phạm chế độ trách nhiệm.
1. Phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã quy định cho từng tổ chức, từng bộ phận, từng cá nhân có liên quan và căn cứ vào các điều trong bản quy định này, để xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm của từng tổ chức, từng bộ phận và từng người, kể cả người có trách nhiệm ở cơ quan quản lý cấp trên, hoặc ở ngành khác có liên quan.
2. Trường hợp gặp thiên tai, địch họa, hoặc các loại tai nạn khác, cán bộ, nhân viên đã cố gắng khắc phục khó khăn nhưng vẫn không hoàn thành nhiệm vụ, thì được miễn hoặc giảm trách nhiệm; mức độ miễn, giảm do cơ quan có thẩm quyền xét và quyết định.
3. Trong các trường hợp sau đây, các tổ chức và cá nhân cán bộ, nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xử lý nặng hơn.
- Cấp trên hoặc quần chúng đã phát hiện sở hở hoặc thiếu sót và góp ý kiến giải quyết mà đương sự không có biện pháp có hiệu lực để khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót ấy.
- Đương sự đã bị xử phạt về vi phạm chế độ trách nhiệm mà lại tái phạm.
4. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu các ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị phải liên đới chịu trách nhiệm trong những trường hợo sau đây:
- Để cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền quản lý của mình vi phạm nghiêm trọng chế độ trách nhiệm mà không biết hoặc biết nhưng không có biện pháp kiên quyết và có hiệu lực để khắc phục.
- Không giao rõ nhiệm vụ, không kiểm tra, đôn đốc cấp dưới thực hiện.
- Cấp dưới đã báo cáo, xin chỉ thị, nhưng không sử dụng đầy đủ quyền hạn của mình để giải quyết.
5. Trong trường hợp người thủ trưởng hoặc người đứng đầu ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để cho người giúp việc (phó), người đại diện hoặc người mình uỷ quyền làm sai chế độ, chính sách hoặc làm hư hỏng những nhiệm vụ mà pháp luật đã giao cho mình, thì người thủ trưởng hoặc người đứng đầu vẫn phải chịu trách nhiệm chủ yếu trước cơ quan quản lý cấp trên.
Thủ trưởng hoặc người đứng đầu các ngành, các địa phuơng, các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu chấp hành chế độ kỷ luật, đồng thời sử dụng đầy đủ quyền hạn của mình để bảo đảm chế độ kỷ luật được thi hành đầy đủ trong ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
Mọi cán bộ, nhân viên phải tự giác chấp hành chế độ kỷ luật, đồng thời phải tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện vi phạm chế độ kỷ luật.
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ, các chính sách, chế độ của Nhà nước do Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, các Bộ, các Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh về quốc phòng như: lệng tổng động viên, quân sự hoá và vũ trang toàn dân v.v...
3. Nghiêm chỉnh thực hiện các nhiệm vụ và các chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch Nhà nước.
4. Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động trong sản xuất và công tác.
6. Nghiên chỉnh chấp hành các nội quy công tác do thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành, các quy tắc sinh hoạt trong đời sống xã hội và trong sinh hoạt tập thể.
7. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước
8. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động.
Trong các tổ chức được luật pháp quy định nguyên tắc làm việc tập thể, thì mọi thành viên trong tổ chức phải chấp hành đầy đủ các nghị quyết của tập thể.
Không ai được viện bất cứ lý do gì để truyền đạt hướng dẫn sai lệch, nội dung các chính sách, chế độ, thể lệ hoặc tự tiện thay đổi các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, tự tiện làm trái các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên hoặc của người thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình.
Trường hợp người thi hành thấy chính sách, chế độ, kế hoạch Nhà nước, chỉ thị mệnh lệnh... có điểm nào không phù hợp với thực tế hoặc không đủ điều kiện thi hành, thì có quyền và có nghĩa vụ đề nghị lên cấp có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn hoặc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi, nhưng trong khi chờ cấp trên quyết định thì vấn phải chấp hành nghiêm chỉnh.
Cơ quan có thẩm quyền ở cấp trên, hoặc thủ trưởng đơn vị phải trả lời các đề nghị của cấp dưới trong thời hạn do luật pháp quy định. Trường hợp chưa được quy định, thì thời hạn trả lời chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị.
Báo cáo phải rõ ràng, trung thực và phải do người có thẩm quyền ký. Người báo cáo sai sự thật phải chịu trách nhiệm về sự sai sót đó. Mọi hành vi cưỡng ép cán bộ, nhân viên cấp dưới báo cáo, cung cấp tình hình và số liệu sai sự thật đều bị xử lý theo pháp luật.
1. Tự mình không xâm phạm, không lãng phí tài sản xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống mọi hành vi xâm phạm lãng phí tài sản xã hội chủ nghĩa, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý, bảo vệ và sử dụng tài sản xã hội chủ nghĩa.
2. Tài sản xã hội chủ nghĩa phải được quản lý nghiêm ngặt ở tất cả các khâu: sản xuất, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, phân phối và tiêu dùng theo đúng chế độ, thể lệ của Nhà nước, nhằm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nơi nào hoặc lĩnh vực nào chưa có chế độ, thể lệ, hoặc trong các chế độ, thể lệ có những sơ hở có thể dẫn đến mất mát, hao hụt tài sản xã hội chủ nghĩa, thì người có trách nhiệm quản lý tài sản phải xây dựng ngay chế độ, thể lệ quản lý hoặc sửa đổi, bổ sung chế độ, thể lệ đã có.
3. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu các ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu trong việc sử dụng tài sản xã hội chủ nghĩa và phải thường xuyên giáo dục cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền quản lý của mình về ý thức tôn trọng của công, phổ biến các chế độ, thể lệ, nội quy ấy.
Khi phát hiện tài sản thuộc ngành, địa phương hay cơ quan, đơn vị mình bị hư hỏng, mất mát, không được bảo quản chu đáo hoặc có hiện tượng tham ô, lãng phí, thì thủ trưởng hoặc người đứng đầu các ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị phải nhanh chóng tổ chức việc điều tra có biện pháp xử lý thích đáng, không được bỏ qua, hoặc đưa đẩy việc điều tra và xử lý cho cơ quan khác.
4. Nghiêm cấm mọi hành động tham ô, trộm cắp hoặc sử dụng trái nguyên tắc đối với tài sản xã hội chủ nghĩa; nghiêm cấm hành động bao che, dung túng người xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa.
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyê tắc, chế độ, thể lệ do Nhà nước quy định về bảo quản, giao nhận, vận chuyển, phân phối, cấp phát vật tư, hàng hóa, tem phiếu, tiền bạc v.v...
Tuyệt đối không được phân phối, cấp phát, giao nhận, xuất kho vận chuyển tài sản không đúng các nguyên tắc, chế độ, thể lệ của Nhà nước.
2. Phải học tập để nắm vững kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc chế độ, thể lệ để chấp hành cho đúng, cho nghiêm chế độ bảo vệ của công đã được quy định.
3. Khi xảy ra mất mát, hư hỏng tài sản, hoặc thấy có sơ hở có thể dẫn đến mất mát, hư hỏng tài sản, thì người giữ kho hoặc người bốc dỡ, vận chuyển, quản lý việc phân phối, cấp phát v.v... phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý.
4. Trong phạm vi trách nhiệm của mình mọi người đều phải giữ gìn tài sản xã hội chủ nghĩa, không để xảy ra hư hỏng, mất mát, trừ trường hợp hao hụt tự nhiên theo mức quy định. Người quản lý hoặc vận chuyển tài sản chịu trách nhiệm về tình trạng mất mát, hư hỏng tài sản.
Điều 12: Cán bộ nhân viên làm chức năng giám định và kiểm soát tài sản có nhiệm vụ:
1. Các cán bộ, nhân viên có chức năng giám định và kiểm tra chất lượng sản phẩm, khi kiểm tra và thu nhận, phải ghi rõ chất lượng tài sản, làm biên bản về những hàng không đúng quy định; phải chịu trách nhiệm về tình trạng tài sản hư hỏng, thiếu hụt do lỗi ở khâu giám định, kiểm tra chất lượng gây ra.
2. Cán bộ, nhân viên có chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa các vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa (như bảo vệ, hải quan, công an, thuế vụ, kiểm lâm v.v...) phải bắt giữ, xử lý, không để cho kẻ gian mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phéo tài sản Nhà nước. Người nào cố ý để cho kẻ gian tẩu thoát hoặc bắt giữ những tài sản đó mà không nộp vào công quỹ sẽ bị xử phạt theo pháp luật.
Người chứa chấp hoặc lưu hành bất hợp pháp các tài sản này cũng bị trừng phạt theo pháp luật.
Phải phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, không được xâm phạm đến thân thể và tài sản của nhân dân; phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân và lắng nghe ý kiến phê bình của nhân dân để cải tiến công tác của mình.
Mọi người phải có thái độ ân cần, hoà nhã, khiêm tốn lịch sự với nhân dân.
Nghiêm cấm mọi thái độ và hành động quan liêu cửa quyền hách dịch, vô trách nhiệm với nhân dân.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải có lịch tiếp dân, ít nhất một tháng một lần. Ngày giờ tiếp phải được niêm yết công khai.
Các quy định trái với quan điểm phục vụ nhân dân, gây phiền hà cho dân phải được bãi bỏ hoặc sửa chữa và cũng phải công bố cho nhân dân biết.
1. Truyền đạt cho các cơ quan và cán bộ, nhân viên thuộc quyền quán triệt tinh thần và nội dung quy định này.
2. Có kế hoạch cụ thể để thi hành quy định này trong ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị mình. Trước mắt, phải xác định chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương, cơ quan đơn vị đồng thời xây dựng hoặc bổ sung sửa chữa các điều lệ, nội quy, xác định rõ nhiệm vụ của từng tổ chức, từng người.
3. Theo dõi đôn đốc và kiểm tra thường xuyên việc thi hành bản quy định này.
Điều 23: Giám sát việc thực hiện chế độ
1. Mọi công dân đều có quyền giám sát cán bộ, nhân viên Nhà nước chấp hành các chế độ nói trên, có quyền trực tiếp hoặc thông qua các đoàn thể quần chúng, các cơ quan báo chí để yêu cầu người phụ trách các cơ quan, đơn vị ở mọi cấp, mọi ngành xem xét và xử lý thích đáng những người vi phạm chế độ nói trên.
2. Trong phạm vi quyền hạn của mình, các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan thanh tra Nhà nước ở các ngành, các cấp và các ban thanh tra nhân dân, đều có quyền lập biên bản và kiến nghị việc xử lý đối với những cán bộ, nhân viên có hành động vi phạm các chế độ nói trên.
3. Sau khi nhận được các báo cáo, thư tố giác, biên bản về việc cán bộ, nhân viên vi phạm các chế độ trên đây, người phụ trách cơ quan có thẩm quyền phải xem xét ngay, và trong thời hạn chậm nhất là một tháng phải xử lý và trả lời người đã báo cáo, đồng thời báo cho tổ chức thanh tra biết. Gặp trường hợp phải điều tra thêm, thì người phụ trách phải thông báo cho người đã báo cáo biết và thời hạn trả lời không được chậm quá 3 tháng, kể từ ngày nhận được báo cáo. Nghiêm cấm mọi hành động trả thù người báo cáo, hoặc dung túng, bao che người vi phạm các chế độ kể trên.
1. Tập thể hoặc cá nhân nào có thành tích trong việc chấp hành các chế độ trên đây, thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:
- Biểu dương trong cơ quan, đơn vị, trong ngành hoặc địa phương.
- Được cấp giấy, bằng khen hoặc được đề nghị tặng huy chương, huân chương, tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua, danh hiệu anh hùng.
- Được bồi dưỡng, đề bạt hoặc nâng cấp bậc lương
- Được thưởng tiền hoặc hiện vật theo chế độ của Nhà nước.
2. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu các ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị quyết định việc khen thưởng cán bộ, nhân viên thuộc quyền hoặc đề nghị cấp trên xét khen thưởng trong những trường hợp thuộc thẩm quyền của cấp trên.
1. Cán bộ, nhân viên nào vi phạm các chế độ trong quy định này tuỳ theo mức độ và tác hại của hành động vi phạm, tùy theo chức trách, nhiệm vụ của người vi phạm, sẽ bị xử lý theo một hoặc nhiều hình thức xử phạt sau đây.
- Không được xét khen thưởng định kỳ 6 tháng, hàng năm; bị kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương.
- Khiển trách
- Cảnh cáo
- Hạ bậc lương hoăc hạ chức vụ, cách chức
- Buộc thôi việc
- Truy tố trước toà án để trừng trị theo pháp luật
- Nếu người vi phạm làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước hoặc tài sản của nhân dân, thì còn phải chịu phạt về vật chất theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu các ngành, các địa phương, các cơ quan đơn vị có quyền quyết định xử phạt từ hình thức khiển trách, cảnh cáo đến buộc thôi việc đối với tất cả cán bộ, nhân viên thuộc quyền quản lý của mình. Trường hợp cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ thuộc quyền quản lý của cấp trên, thì phải báo cáo để cấp có thẩm quyền xét và quyết định thi hành kỷ luật.
Bộ trưởng Bộ Lao động cùng Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn những điều cụ thể để thi hành việc khen thưởng và xử phạt về vật chất.