Nghị định 175-TTg năm 1958 quy định thể lệ dùng nhãn hiệu thương phẩm do Thủ tướng ban hành

Số hiệu 175-TTg
Ngày ban hành 03/04/1958
Ngày có hiệu lực 18/04/1958
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Phạm Văn Đồng
Lĩnh vực Thương mại,Sở hữu trí tuệ

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 175-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 1958 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH THỂ LỆ DÙNG NHÃN HIỆU THƯƠNG PHẨM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Để khuyến khích nâng cao phẩm chất hàng hóa sản xuất trong nước, bảo hộ quyền lợi người tiêu thụ, đồng thời bảo hộ quyền lợi chính đáng của các nhà kinh doanh công thương nghiệp;

Theo đề nghị của Bộ Thương nghiệp;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Các cơ sở kinh doanh thủ công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, tư doanh của người Việt Nam, của ngoại kiều, hoạt động tại nước Việt Nam dân chủ công hòa đều được tự do dùng hoặc không dùng nhãn hiệu thương phẩm.

Các cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh, thực phẩm nói ở điều thứ 3 dưới đây và các cơ sở sản xuất thuốc loại công nghệ đều phải dùng nhãn hiệu thương phẩm.

Điều 2. - Những cơ sở kinh doanh dùng nhãn hiệu thương phẩm phải theo những quy định dưới đây.

- Nhãn hiệu phải ghi tên gọi của thương phẩm, tên hiệu và địa chỉ của cơ sở kinh doanh, nơi, số và ngày đăng ký nhãn hiệu (nếu có).

- Chữ, hình vẽ, khắc hoặc in trên nhãn hiệu phải rõ ràng, mầu sắc phải nhất định để dễ phân biệt.

Điều 3. - Để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, những loại thuốc chữa bệnh, và những loại thực phẩm mà trong việc chế biến có dùng hóa chất, đều phải có nhãn hiệu. Nhãn hiệu này, ngoài những điểm nói ở điều 2 trên, phải ghi thêm công thức chế biến, và phải đăng ký. Nếu thương phẩm mang nhãn hiệu chỉ có hiệu nghiệm hoặc công dụng trong một thời gian nhất định, thì trong nhãn hiệu phải có ghi ngày hết hạn dùng.

Điều 4. - Trong nhãn hiệu thương phẩm không được vẽ, ghi hoặc in những danh hiệu ảnh, hình và các dấu hiệu sau đây hoặc tương tự:

- Tên gọi và dấu hiệu của cơ quan Chính phủ nước Việt Nam dân chủ công hòa;

- Hình quốc kỳ, quốc huy, huân chương, ảnh lãnh tụ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;

- Nhãn hiệu đã có người xin đăng ký;

 - Nhãn hiệu hàng hóa nhập nội;

Điều 5. - Nhãn hiệu thương phẩm phải ghi bằng chữ Việt Nam. Bên cạnh chữ Việt Nam, có thể ghi chữ nước ngoài. Nhãn hiệu thương phẩm sản xuất để xuất khẩu có thể ghi bằng chữ nước ngoài nhưng phải ghi sản xuất tại Việt Nam.

Điều 6. - Muốn được độc quyền dùng một nhãn hiệu nào cho thương phẩm của mình, các cơ sở kinh doanh nói ở điều 1 trên phải xin đăng ký nhãn hiệu ấy tại Vụ Quản lý hành chính công thương Bộ Thương nghiệp.

Thể lệ đăng ký nhãn hiệu thương phẩm do Bộ Thương nghiệp quy định.

Điều 7. - Người xin đăng ký nhãn hiệu thương phẩm phải nộp một số tiền lệ phí cho Bộ Thương nghiệp quy định.

Điều 8. - Mỗi khi muốn sửa chữa nhãn hiệu đã đăng ký, sửa chữa tất cả hay một phần, người kinh doanh phải khai trình với cơ quan phụ trách đăng ký nhãn hiệu để xin đăng ký lại.

Điều 9. - Nhãn hiệu thương phẩm đã đăng ký có thể chuyển nhượng cho người khác. Người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng phải khai trình với cơ quan đăng ký nhãn hiệu.

Điều 10. - Giấy đăng ký nhãn hiệu không còn giá trị trong những trường hợp sau đây:

- Sáu tháng sau khi đăng ký, nhãn hiệu không được đem ra dùng;

- Người có nhãn hiệu đăng ký thôi kinh doanh hoặc chuyển sang nghề khác.

Điều 11. - Ai muốn tiếp tục dùng một nhãn hiệu thương phẩm của người khác đã đăng ký mà nay thôi dùng, thì phải xin đăng ký lại nhãn hiệu ấy.

Điều 12. - Những người vi phạm điều 2, 3, 4, 5, 8 và 11 của nghị định này, hoặc giả mại nhãn hiệu thương phẩm của người khác đã đăng ký, tàng trữ, lưu hành thương phẩm mang nhãn hiệu giả mạo sẽ bị Ủy ban Hành chính tỉnh hoặc thành phố cảnh cáo, thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và giấy đăng ký nhãn hiệu, trường hợp phạm pháp nặng sẽ bị truy tố trước tòa án.

[...]