Nghị định 173/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ
Số hiệu | 173/2013/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 13/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2014 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 (ba) tháng đến 12 (mười hai) tháng.
Đình chỉ hoạt động từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại Chương II, Chương III của Nghị định này, gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép;
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 (ba) tháng đến 12 (mười hai) tháng.
Đình chỉ hoạt động từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại Chương II, Chương III của Nghị định này, gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
đ) Buộc hủy bỏ kết quả, sản phẩm, số liệu có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Điều 4. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 17, 18 và Điều 19 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức, người có thẩm quyền được xử phạt gấp 02 lần mức xử phạt đối với cá nhân.
Điều 5. Vi phạm quy định về Giấy phép hoạt động khí tượng thủy văn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng một nội dung ghi trong giấy phép;
a) Thực hiện không đúng từ 02 nội dung ghi trong giấy phép trở lên;
b) Tự ý thay đổi vị trí công trình khí tượng thủy văn.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi Giấy phép hoạt động khí tượng thủy văn đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;
Điều 6. Vi phạm quy định về đưa tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Làm sai lệch nội dung bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
a) Thông tin về mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu hồ;
c) Thông tin dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ khi tính theo lưu lượng đến hồ.
a) Thông tin về mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu hồ;
c) Thông tin dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ khi tính theo lưu lượng đến hồ.
a) Thông tin về mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu hồ;
c) Thông tin dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ khi tính theo lưu lượng đến hồ.
Điều 8. Vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thủy văn
5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Va đập làm ảnh hưởng đến thiết bị và công trình khí tượng thủy văn;
c) Neo đậu các phương tiện vận tải thủy vào công trình quan trắc thủy văn, hải văn.
7. Phạt tiền đối với hành vi làm hỏng thiết bị, công trình khí tượng thủy văn như sau:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 9. Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng tư liệu lưu trữ khí tượng thủy văn cơ bản
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sử dụng tư liệu khí tượng thủy văn mà không được cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
c) Sử dụng tư liệu khí tượng thủy văn trái với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính;
c) Không làm thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi thay đổi tên của tổ chức.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung của Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Hủy bỏ sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ và sử dụng các công trình xây dựng đo đạc
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy điểm đo đạc cơ sở.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 12. Hành vi giả mạo số liệu đo đạc
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ số liệu giả mạo và các kết quả đo đạc và bản đồ có liên quan đến số liệu đo đạc bị giả mạo;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi giả mạo số liệu đo đạc.
Điều 13. Vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Làm sai lệch kết quả đánh giá về chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
Đình chỉ hoạt động kiểm tra kỹ thuật, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ đã cấp phép từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ kết quả kiểm tra kỹ thuật, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo hoạt động đo đạc và bản đồ
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định.
Điều 15. Vi phạm quy định trong kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo đạc và bản đồ
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra; từ chối cung cấp thông tin liên quan đến việc kiểm tra hoạt động đo đạc và bản đồ của người có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 18. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Quản lý thị trường, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này theo quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 47 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 46 và Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 20. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ;
b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản mà sau đó cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện, mặc dù người có thẩm quyền xử phạt đã buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thì khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây:
a) Nghị định số 61/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn;
b) Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ.
Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp
1. Những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa bị xử phạt mà đang được xem xét, giải quyết hoặc sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 61/2008/NĐ-CP, Nghị định số 30/2005/NĐ-CP để xử phạt. Trường hợp các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này có lợi cho tổ chức, cá nhân thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt.
2. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì thi hành theo quyết định xử phạt trước đó.
Điều 23. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |