Nghị định 171-HĐBT năm 1988 quy định về chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 171-HĐBT
Ngày ban hành 14/11/1988
Ngày có hiệu lực 14/11/1988
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 171-HĐBT

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 1988

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 171-HĐBT NGÀY 14-11-1988 BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ CHẤN CHỈNH TỔ CHỨC,  ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ, TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp;
Để phát huy tiềm năng kinh tế của các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp thành phần kinh tế lớn nhất trong nông nghiệp;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy định về chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp.

Điều 2. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; những điều quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẤN CHỈNH QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ, TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP 
(Ban hành kèm theo Nghị định số 171-HĐBT ngày 14-11-1988 của Hội đồng Bộ trưởng)

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Hội đồng Bộ trưởng quy định về chấn chỉnh tổ chức, đổi mới quản lý kinh tế hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông, lâm nghiệp (dưới đây gọi chung là hợp tác xã) như sau:

Phần 1:

CHẤN CHỈNH TỔ CHỨC HỢP TÁC Xà

Điều 1.

Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nÔng, lâm nghiệp là tổ chức kinh tế tư nguyện của nông dân, lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn, giúp đỡ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất, kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật với các đơn vị kinh tế khác; có trách nhiệm phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào quy hoạch vùng, các điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, trình độ quản lý của cán bộ, nghề nghiệp của xã viên và sự hướng dẫn của cấp trên, hợp tác xã tự xác định các hình thức, quy mô tổ chức, phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, phương thức quản lý và cách thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhằm phát triển mạnh sản xuất hàng hoá, không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên, tăng tích luỹ tái sản xuất mở rộng và phúc lợi của tập thể, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.

Hợp tác xã phải phát huy mọi tiềm năng của các thành viên hợp tác xã, thành viên hợp tác xã phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với hợp tác xã, tập thể.

Điều 2.

Hợp tác xã tổ chức sản xuất và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với kinh doanh tổng hợp nhiều loại sản phẩm, gắn nông nghiệp với lâm nghiệp, ngư nghiệp, nông, lâm ngư nghiệp với công nghiệp chế biến với lưu thông, dịch vụ; tạo điều kiện giúp đỡ kinh tế gia đình phát triển, liên kết với các đơn vị kinh tế, các tổ chức khoa học kỹ thuật và các thành phần kinh tế khác bằng chính sản phẩm do mình làm ra nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật, vốn tự có và vốn vay để đẩy mạnh sản xuất.

Hợp tác xã phải chăm lo việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức tốt các dịch vụ sản xuất, đời sống, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển ngành nghề có hiệu quả để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và hợp tác xã.

Điều 3.

Quy mô hợp tác xã cần ổn định để phát triển sản xuất. ở các tỉnh đồng bằng và trung du phía Bắc, duyên hải miền Trung cần củng cố và tăng cường các hợp tác xã quy mô toàn xã mà sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. ở vùng núi thấp, tổ chức các hợp tác xã kinh doanh nông - lâm hay lâm - nông theo quy mô buôn bán. ở Tây Nguyên và vùng núi cao, củng cố các hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. ở Nam bộ, trong những năm trước mắt chủ yếu là củng cố tập đoàn sản xuất, theo hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới quản lý, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, nâng cao trình độ của cán bộ, thực hiện liên kết, liên doanh giữa các tập đoàn với nhau và các tổ chức kinh tế, khoa học kỹ thuật khác; tạo điều kiện để tiến tới tổ chức thành liên tập đoàn hoặc hợp tác xã với quy mô thích hợp.

Đối với các hợp tác xã yếu kém, phải phân tích kỹ để tìm đúng nguyên nhân mà áp dụng giải pháp củng cố có hiệu quả như sửa đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tiến cách quản lý; tuyển chọn cán bộ có năng lực, có phẩm chất, được xã viên, tập đoàn viên tín nhiệm...

Trường hợp phải điều chỉnh quy mô hợp tác xã (bao gồm cả chia hợp tác xã quá lớn, và hợp tác xã quá nhỏ) thành hợp tác xã có quy mô thích hợp, cần chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để bảo đảm sản xuất phát triển, không gây xáo trộn và chỉ nên xem xét điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

- Một số hợp tác xã ở các tỉnh đồng bằng và trung du phía Bắc, duyên hải - miền Trung, Tây Nguyên quy mô quá lớn mà sản xuất trì trệ, quản lý kèm và đại hội xã viên yêu cầu phải điểu chỉnh quy mô.

[...]