Nghị định 15-HĐBT năm 1989 Quy chế Đoàn Luật sư do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu | 15-HĐBT |
Ngày ban hành | 21/02/1989 |
Ngày có hiệu lực | 21/02/1989 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Bộ trưởng |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Lĩnh vực | Dịch vụ pháp lý |
HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15-HĐBT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 1989 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Pháp lệnh Tổ chức Luật sư do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 18/12/1987;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. - Bộ Tư pháp có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
ĐOÀN LUẬT SƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15-HĐBT ngày 21-2-1989 của Hội đồng Bộ
trưởng)
Đoàn Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức, bảo vệ pháp chế và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Điều 6.- Người gia nhập Đoàn Luật sư phải có đủ điều kiện sau đây:
1. Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Có phẩm chất, đạo đức tốt.
3. Tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương.
HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15-HĐBT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 1989 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Pháp lệnh Tổ chức Luật sư do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 18/12/1987;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. - Bộ Tư pháp có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
ĐOÀN LUẬT SƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15-HĐBT ngày 21-2-1989 của Hội đồng Bộ
trưởng)
Đoàn Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức, bảo vệ pháp chế và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Điều 6.- Người gia nhập Đoàn Luật sư phải có đủ điều kiện sau đây:
1. Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Có phẩm chất, đạo đức tốt.
3. Tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương.
Người được coi là có trình độ tương đương đại học Pháp lý, là người đã có thời gian công tác pháp lý từ 5 năm trở lên và đã qua đào tạo về pháp lý từ 1 năm trở lên (bao gồm những người chuyên nghiên cứu pháp lý ở các cơ sở nghiên cứu khoa học, những người chuyên giảng dạy pháp lý tại các trường, những người đã kinh qua các chức danh thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, thanh tra viên (Trọng tài kinh tế), chuyên viên pháp lý ở các tổ chức pháp chế ngành).
Ngoài các điều kiện kể trên, người gia nhập Đoàn Luật sư phải có đủ sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của Luật sư.
a) Sơ yếu lý lịch có nhận xét của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản về tư cách, đạo đức của đương sự trong thời gian cư trú tại địa phương đó hoặc trong thời gian công tác tại cơ quan đó.
b) Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc các giấy chứng nhận đã qua công tác pháp lý từ 5 năm trở lên và đã qua đào tạo về pháp lý từ 1 năm trở lên như đã nêu ở điều 6.
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Đơn xin gia nhập Đoàn Luật sư cùng những giấy tờ trên được gửi cho Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.
Nếu chưa thoả mãn với kết quả đó người khiếu nại có quyền gửi khiếu nại đó tới Bộ Tư pháp.
Thời gian tập sự đối với người tốt nghiệp đại học pháp lý, đã qua công tác pháp lý và những người có trình độ tương đương đại học pháp lý nói ở điều 6 của Quy chế này là từ 6 tháng đến 18 tháng.
2. Những người có đủ các điều kiện gia nhập Đoàn Luật sư theo quy định ở điều 6 của Quy chế này và đã liên tục làm công tác bào chữa từ 2 năm trở lên được miễn thời gian tập sự.
Những người được miễn thời gian tập sự nói ở khoản 2, điều 10 của Quy chế này cũng phải qua kỳ kiểm tra nói trên.
Nếu không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra nói trên, Luật sư tập sự có thể được Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư gia hạn tập sự một lần với thời gian không quá 6 tháng, khi hết thời gian gia hạn Luật sư tập sự phải qua kỳ kiểm tra lại theo đúng quy định ở điều 12 của Quy chế này.
Điều 14.- Quyền hạn của Luật sư:
1. Bầu cử, ứng cử, đề cử thành viên khác của Đoàn vào Ban chủ nhiệm và Ban Kiểm tra của Đoàn Luật sư.
2. Tham gia thảo luận, biểu quyết về các công việc của Đoàn, kiến nghị với các cơ quan của Đoàn về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Đoàn.
3. Được Đoàn bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ.
4. Xin ra khỏi Đoàn Luật sư. Khi xin ra khỏi Đoàn, Luật sư phải báo cáo Ban Chủ nhiệm trước hai tháng; Ban Chủ nhiệm báo cáo với Hội nghị toàn thể trong kỳ họp gần nhất quyết định.
Điều 15.- Nghĩa vụ của Luật sư:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Quy chế Đoàn Luật sư, nội quy của Đoàn, tôn trọng nội quy của các cơ quan, tổ chức khác khi quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức đó.
2. Tận tuỵ và trung thực trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Phục tùng sự phân công của Ban Chủ nhiệm.
4. Tích cực tham gia xây dựng Đoàn.
5. Không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đoàn kết tương trợ đồng nghiệp, tích cực tham gia tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.
CÁC CƠ QUAN CỦA ĐOÀN LUẬT
SƯ VÀ VIỆC TỔ CHỨC
Điều 17.- Các cơ quan của Đoàn Luật sư gồm có:
1. Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư.
2. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.
3. Ban Kiểm tra Đoàn Luật sư.
Điều 18.- Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư là cơ quan cao nhất của Đoàn Luật sư.
Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư họp thường lệ mỗi năm hai lần.
Ngoài ra Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư có thể họp bất thường theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm hoặc 1/2 số thành viên của Đoàn.
Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư được coi là hợp lệ nếu có ít nhất 2/3 số thành viên của Đoàn tham gia.
Điều 19.- Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Bầu Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm tra của Đoàn, bãi miễn trước thời hạn các cơ quan nói trên và thành viên của các cơ quan đó.
2. Thông qua nội quy của Đoàn.
3. Chấp nhận việc xin gia nhập Đoàn của thành viên mới theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm.
4. Quyết định tỷ lệ trả thù lao cho Luật sư và việc sử dụng quỹ của Đoàn phù hợp với quy định của Pháp lệnh Tổ chức Luật sư và những quy định trong Quy chế này.
5. Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động của Đoàn.
6. Xem xét và quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với Luật sư.
7. Xem xét các khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm.
8. Quyết định những vấn đề khác có liên quan đến việc bảo đảm hoạt động của Đoàn và liên quan đến quyền lợi của các Luật sư.
Quyết định của Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư được thông qua với trên 1/2 số thành viên của Đoàn có mặt tán thành.
Ban Chủ nhiệm gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm. Số lượng thành viên của Ban Chủ nhiệm do Hội nghị toàn thể quyết định.
Ban Chủ nhiệm làm việc theo nguyên tắc bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số.
Điều 21.- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Triệu tập Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư.
2. Chuẩn bị nội dung của Hội nghị toàn thể.
3. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội nghị toàn thể.
4. Tổ chức hoạt động nghề nghiệp của các Luật sư trong Đoàn.
5. Tuyển nhân viên giúp việc và tổ chức, điều hành bộ máy giúp việc của Đoàn.
6. Tổ chức bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho các Luật sư và cử Luật sư hướng dẫn Luật sư tập sự.
7. Theo dõi kiểm tra hoạt động nghề nghiệp của các Luật sư nhằm bảo đảm tuân theo pháp luật và nội quy của Đoàn.
8. Thực hiện việc sử dụng quỹ của Đoàn theo quyết định của Hội nghị toàn thể.
9. Xem xét và quyết định hoặc đề nghị Hội nghị toàn thể quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với Luật sư theo đề nghị của Ban Kiểm tra.
10. Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Luật sư.
11. Thông qua hoạt động của Đoàn, nghiên cứu, tổng hợp nguyên nhân phạm tội và vi phạm pháp luật để có kiến nghị cần thiết với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có liên quan.
Điều 22.- Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ nhiệm Đoàn Luật sư:
1. Chủ trì Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư.
2. Điều hành công việc trong Ban Chủ nhiệm.
3. Đại diện cho Đoàn Luật sư trong quan hệ với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.
Ban Kiểm tra gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Uỷ viên. Số lượng thành viên của Ban Kiểm tra do Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư quyết định.
Điều 25.- Ban Kiểm tra Đoàn Luật sư có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Giám sát, kiểm tra các thành viên của Đoàn trong việc tuân theo Quy chế Đoàn Luật sư và nội quy của Đoàn.
2. Kiểm tra hoạt động tài chính của Đoàn.
3. Kiểm tra và kiến nghị với Ban Chủ nhiệm hoặc Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư về việc xử lý đối với Luật sư có vi phạm kỷ luật, pháp luật.
Trong trường hợp bị can, bị cáo, đương sự hoặc thân nhân họ nhờ Đoàn Luật sư hoặc cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ đích danh Luật sư bào chữa hoặc làm đại diện thì Ban Chủ nhiệm có nhiệm vụ phân công Luật sư đảm nhiệm.
Hợp đồng tư vấn pháp luật có thể được ký kết nhân danh Luật sư hoặc nhân danh Đoàn Luật sư với tổ chức kinh tế, theo sự thoả thuận của các bên.
Trong khi làm các dịch vụ pháp lý khác, Luật sư được giao dịch với các cơ quan, tổ chức có liên quan theo sự giới thiệu của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.
THÙ LAO CỦA LUẬT SƯ, QUỸ CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ.
1. Thù lao cho Luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình căn cứ vào mức độ đơn giản, phức tạp của vụ án và vào thời gian Luật sư dùng để chuẩn bị và tham gia phiên toà.
2. Thù lao cho Luật sư làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức do các bên ký kết hợp đồng thoả thuận căn cứ vào tính chất, khối lượng hoặc thời gian thực hiện hợp đồng.
Trường hợp bào chữa cho bị can, bị cáo theo chỉ định của cơ quan tiến hành tố tụng thì Luật sư được nhận phụ cấp do cơ quan chỉ định thanh toán.
3. Mức thù lao và các khoản chi khác theo quy định của liên ngành Tư pháp - Tài chính.
Điều 33.- Những người sau đây được miễn trả thù lao khi nhờ Luật sư giúp đỡ pháp lý:
1. Nguyên đơn ở Toà án các cấp trong các vụ việc:
a) Về đòi tiền cấp dưỡng nuôi con.
b) Về đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động.
c) Về bồi thường thiệt hại do tai nạn làm chết người trụ cột của gia đình.
d) Khiếu nại về việc bầu cử Hội đồng Nhân dân theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân.
2. Thương binh nặng (loại 1, 2/4).
3. Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp khi nhờ Luật sư giải thích pháp luật để giải thích, hướng dẫn cho cử tri.
4. Thành viên của các tổ chức hoà giải khi nhờ Luật sư giải thích pháp luật về những vấn đề có liên quan đến hoạt động xã hội của họ.
Ngoài các trường hợp kể trên, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có thể xét miễn hoặc giảm thù lao cho những công dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc các trường hợp đặc biệt khác khi có đơn đề nghị của đương sự.
Luật sư không được nhận thù lao trực tiếp từ đương sự và không được nhận thêm một khoản nào khác ngoài khoản thù lao đã quy định.
Điều 36.- Quỹ của Đoàn Luật sư được lập từ các nguồn:
1. Phần tiền thù lao còn lại sau khi đã trả lại cho các Luật sư.
2. Các khoản thu nhập hợp pháp khác.
Điều 37.- Quỹ của Đoàn Luật sư được sử dụng vào các việc sau đây:
1. Trả phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên của Ban Chủ nhiệm và Ban Kiểm tra Đoàn Luật sư.
2. Trả lương cho các nhân viên giúp việc của Đoàn Luật sư.
3. Trả thù lao cho Luật sư trong những trường hợp miễn giảm thù lao.
4. Bù đắp khoản chênh lệch giữa thu nhập thực tế và thu nhập tối thiểu của Luật sư tập sự nói ở điều 39 của Quy chế này.
5. Chi cho việc xây dựng, phát triển cơ sở vật chất và hoạt động khác của Đoàn.
6. Trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ quy định.
Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư quyết định việc sử dụng quỹ của Đoàn phù hợp với quy định của Quy chế này.
Điều 43.- Các hình thức kỷ luật đối với Luật sư:
1. Khiển trách.
2. Cảnh cáo.
3. Tạm đình chỉ hoạt động nghề nghiệp.
4. Xoá tên trong danh sách Luật sư.
Các hình thức kỷ luật tạm đình chỉ hoạt động nghề nghiệp, xoá tên trong danh sách Luật sư do Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư quyết định theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Nếu không đồng ý với quyết định kỷ luật, Luật sư có quyền khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương hoặc Bộ Tư pháp.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền đình chỉ thi hành và đề nghị sửa đổi những quy định của Đoàn Luật sư trái với Quy chế này hoặc trái với các quy định khác của Pháp lệnh.
Các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ Đoàn Luật sư và các Luật sư trong khi thực hiện nhiệm vụ.