CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 115-CP
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 9 năm 1994
|
NGHỊ
ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 115-CP NGÀY 5-9-1994 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY
CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG DẠY NGHỀ CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế hoạt động của Trường dạy nghề của
nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2.
Nghị này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu
trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 3.
Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG DẠY NGHỀ CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 115-CP ngày 5-9-1994 của Chính phủ).
Điều 1.
Trường dạy nghề của nước ngoài là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghề, do các tổ chức,
cá nhân người nước ngoài đầu tư, xây dựng và tổ chức hoạt động theo Quy chế
này.
Điều 2.
Trường dạy nghề của nước ngoài thành lập theo Quy chế này có tư cách pháp nhân,
hoạt động theo đúng luật pháp Việt Nam, không hại đến an ninh quốc gia, không
trái với truyền thống đạo đức, văn hoá của dân tộc Việt Nam và phải thực hiện
các nghĩa vụ ghi trong giấy phép cho mở trường.
Điều 3.
Việc thành lập và giải thể Trường dạy nghề của nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đào
tạo xem xét và quyết định thủ tục, hồ sơ xin phép mở trường do Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định.
Điều 4.
Trường dạy
nghề của nước ngoài được phép hoạt động trên các lĩnh vực sau đây:
Đào tạo nghề theo mục tiêu,
chương trình đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và có thể giảng dạy
bằng tiếng nước ngoài hoặc song ngữ (tiếng nước ngoài và tiếng Việt Nam).
Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề
nghiệp cho công nhân, nhân viên nghiệp vụ.
Tổ chức đào tạo kết hợp với thực
tập sản xuất để áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới trong đào
tạo cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Điều 5.
Trường dạy nghề của nước ngoài chỉ được đào tạo nghề và tổ chức thực tập sản xuất
cho học sinh học nghề theo đúng ngành nghề đào tạo, được ưu đãi về thuế theo
quy định cụ thể trong giấy phép cho mở trường.
Điều 6.
Công nhân
Việt Nam được ưu tiên tuyển dụng vào làm giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên
kỹ thuật tại trường.
Đối với những giáo viên và nhân
viên đòi hỏi trình độ cao mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được thì nhà trường được
tuyển dụng người nước ngoài, những người này phải được cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam xem xét và cho phép.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người
làm công ăn lương tại trường được đảm bảo bằng hợp đồng lao động.
Điều 7.
Tất cả công dân Việt Nam không phân biệt thành phần, tôn giáo và dân tộc, có đủ
độ tuổi và trình độ học vấn theo yêu cầu của nghề đào tạo, đều có quyền đăng ký
dự tuyển vào học tại các Trường dậy nghề của nước ngoài.
Người nước ngoài đã được đăng ký
thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại Việt Nam cũng có quyền đăng ký dự tuyển vào
học tại trường.
Điều 8.
Học sinh học
nghề phải nộp học phí theo mức thoả thuận giữa học sinh và nhà trường bằng tiền
Việt Nam.
Căn cứ vào ngành nghề đào tạo,
cơ sở vật chất và hạch toán kinh tế của từng trường, các Trường dạy nghề của nước
ngoài trên từng vùng lãnh thổ của Việt Nam quy định từng mức học phí cho phù hợp
với từng loại đối tượng học sinh và tình hình kinh tế của vùng lãnh thổ đó.
Quyền lợi và nghĩa vụ của học
sinh học nghề được đảm bảo bằng hợp đồng giữa học sinh và nhà trường trên
nguyên tắc hai bên đều có lợi.
Điều 9.
Căn cứ vào trình độ và cấp bậc đào tạo, Trường dạy nghề của nước ngoài có trách
nhiệm đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp
của trường mình.
Điều 10.
Học sinh
được cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp của nhà trường ngay sau khi tốt nghiệp
khoá học.
Chứng chỉ và bằng tốt nghiệp của
các Trường dạy nghề của nước ngoài sau khi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp
thuận có giá trị pháp lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Điều 11.
Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tuyển số học
sinh đã tốt nghiệp ở các trường loại này vào làm việc.
Điều 12. Trong
quá trình đầu tư mở trường dạy nghề tại Việt Nam, vốn và tài sản của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính,
các trường này không bị quốc hữu hoá.
Điều 13.
Các máy móc, thiết bị, đồ dùng dạy học và nguyên vật liệu phục vụ cho đào tạo
nghề do nước ngoài nhập vào Việt Nam phải đăng ký và được phép của cơ quan quản
lý Nhà nước Việt Nam; nếu đúng là để phục vụ cho đào tạo nghề thì được xét miễn
thuế theo từng chuyến hàng nhập.
Điều 14.
Những công dân nước ngoài đến công tác và giảng dạy tại trường dạy nghề quốc tế
được hưởng các quyền ưu đãi hiện hành của Chính phủ Việt Nam về nhập cảnh, thuế
quan và đi lại... như những chuyên gia Quốc tế đang thực thi các đề án đào tạo
tại Việt Nam.