Luật Đất đai 2024

Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng

Số hiệu 09/2021/NĐ-CP
Cơ quan ban hành Chính phủ
Ngày ban hành 09/02/2021
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị
Loại văn bản Nghị định
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2021

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý phát triển, sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng vật liệu xây dựng vào công trình xây dựng, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.

2. Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.

3. Cấu kiện xây dựng là sản phẩm vật liệu xây dựng được chế tạo để lắp ghép thành kết cấu công trình.

Chương II

PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 4. Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng

1. Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng được lập làm căn cứ để quản lý, điều hành phát triển vật liệu xây dựng đảm bảo hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu; là căn cứ để xây dựng các nội dung liên quan đến phát triển vật liệu xây dựng trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; là căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và đề xuất phương án tích hợp nội dung quy hoạch vào quy hoạch tổng thể quốc gia.

2. Nội dung của chiến lược phát triển vật liệu xây dựng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương tổ chức lập chiến lược phát triển vật liệu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng được bố trí từ ngân sách nhà nước.

Điều 5. Chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

2. Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước theo quy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Điều 6. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng

1. Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trong quá trình thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cụ thể như sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Xây dựng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng mới hoặc sử dụng công nghệ mới dự án đầu tư có công trình cấp đặc biệt, cấp I ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;

b) Lấy ý kiến Sở Xây dựng địa phương nơi thực hiện dự án đối với các dự án đầu tư còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

3. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:

a) Đánh giá sự phù hợp về nguồn nguyên liệu sản xuất của dự án so với quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

b) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thông qua các chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tác động môi trường; quy mô đầu tư; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án.

Chương III

SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 7. Sử dụng vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng trong công trình xây dựng

1. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng khi sử dụng trong công trình xây dựng phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tuân thủ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).

2. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

3. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn khác.

Điều 8. Sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Chỉ sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất tấm lợp; khuyến khích  sử dụng các loại sợi thay thế sợi amiăng trong sản xuất tấm lợp.

2. Môi trường trong khu vực sản xuất phải đảm bảo nồng độ sợi amiăng trắng nhóm serpentine không vượt quá 0,1 sợi/ml không khí tính trung bình 08 giờ và không vượt quá 0,5 sợi/ml không khí tính trung bình 01 giờ.

3. Có các phương án xử lý phế phẩm, bụi, nước thải từ quá trình sản xuất để sử dụng lại hoặc xử lý đảm bảo an toàn theo quy định.

4. Tuân thủ các yêu cầu khác về vệ sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường theo quy định.

5. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế đầu tư mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng.

Điều 9. Quản lý việc xử lý, sử dụng chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Đối với các chủ cơ sở phát thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất, luyện kim và các cơ sở công nghiệp khác:

a) Phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Có trách nhiệm phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong công trình xây dựng;

c) Trường hợp không đủ khả năng tự phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao thì phải thuê đơn vị có đủ năng lực để thực hiện việc phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm vật liệu xây dựng.

2. Đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có xử lý, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu:

a) Hoạt động sản xuất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về bảo vệ môi trường;

b) Đảm bảo việc sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Điều 10. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng

1. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng phải tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng sản xuất trong nước đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn đã công bố. Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

3. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. Đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng nhập khẩu được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên phạm vi cả nước.

2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

3. Các bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về vật liệu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Luật và Nghị định; tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng, chương trình, đề án phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khuyến khích hoặc hạn chế việc phát triển, sản xuất, sử dụng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; ban hành quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật và hướng dẫn xuất khẩu các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định pháp luật.

3. Có ý kiến đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

4. Các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đã được quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 13. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách cụ thể về phát triển vật liệu xây dựng theo lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền.

2. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Xây dựng theo quy định.

4. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương.

5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn.

6. Các nhiệm vụ khác về quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp

Các dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải lấy lại ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định này; các dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng và Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

239
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
Tải văn bản gốc Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng

GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 09/2021/ND-CP

Hanoi, February 09, 2021

 

DECREE

ON MANAGEMENT OF BUILDING MATERIALS

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Amendments to the Law on Construction dated June 17, 2020;

At the request of the Minister of Construction;

The Government hereby promulgates a Decree on management of building materials.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree provides for managing development and production of building materials and use of building materials in construction works, ensuring safety, effectiveness, sustainable development, environmental protection and natural resource saving.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to regulatory bodies and organizations and individuals operating in the building material sector within the territory of Vietnam.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:

1. “building material” refers to a product or goods used to build a construction work, except for electrical and technological equipment.

2. “mineral- and energy-saving and environment-friendly building materials” include unbaked building materials, building materials produced by using waste as raw materials or fuels, and building materials that are far more energy-saving than other materials of the same type.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Chapter II

DEVELOPMENT OF BUILDING MATERIALS

Article 4. Building material development strategy

1. A building material development strategy shall be formulated as the basis for managing development of building materials in a manner that ensures safety, effectiveness, sustainable development, environmental protection and efficient use of natural resources and satisfaction of the demand for building materials for domestic purposes and export; for including contents related to development of building materials in the national sector planning, regional planning and provincial planning; for formulating the planning for exploration, extraction, processing and use of minerals as building materials and proposing a measure to integrate contents of such planning into the comprehensive national planning.

2. Contents of the building material development strategy shall be decided by the Prime Minister.

3. The Ministry of Construction shall cooperate with relevant ministries and local authorities in organizing formulation of a building material development strategy and submit it to the Prime Minister for decision.

4. The costs of formulating, appraising and approving the building material development strategy shall be covered by the state budget.

Article 5. Policies for development of mineral- and energy-saving and environment-friendly building materials

1. The State shall encourage and enable organizations and individuals to research, develop, apply science and technology and invest in production of mineral- and energy-saving and environment-friendly building materials.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. The Prime Minister shall introduce a roadmap for limiting and removing building material production facilities that employ obsolete technologies that consume too much fuel and energy and cause environmental pollution.

Article 6. Management of projects on construction of works for building material production

1. The execution of a project on construction of a work for building material production shall comply with regulations of law on investment and law on construction, and other relevant laws.

2. Regarding the project construction of a work for building material production subject to approval for its investment guidelines in accordance with regulation of law on investment, in the process of appraising the project for approval for investment guidelines, the Ministry of Planning and Investment or investment registration authority shall seek comments of the building material authority before submitting the project to a competent authority for approval for investment guidelines. To be specific:

a) Seek comments of the Ministry of Construction regarding the project subject to approval for its investment guidelines by the Prime Minister; group A project; project on construction of a new work for building material production or use of a new technology, investment project that has a special grade or grade I work that greatly affects safety or interests of the community or is built in at least 02 provinces;

b) Seek comments of the Department of Construction of the province where the project is executed regarding the remaining projects other than those specified in Point a of this Clause.

3. The issues that need commenting on:

a) Assessment of conformity of sources of production materials of the project with those in the planning for minerals used as building materials;

b) Preliminary assessment of socio-economic effects of the project based on criteria concerning raw material and energy loss rate, and environmental impacts; scale of investment; duration and schedule for execution of the project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

USE AND MANAGEMENT OF QUALITY OF BUILDING MATERIALS

Article 7. Use of building materials and building components in construction works

1. Goods and products of building materials and building components used in construction works must meet quality requirements, standards, technical regulations, designs and technical guide (if any).

2. The Prime Minister shall introduce a roadmap for using unbaked building materials, natural resource- and energy-saving and environment-friendly building materials and building materials domestically produced regarding works using by public investment funds and non-public investment state funds.

3. It is advisable to use unbaked building materials, natural resource- and energy-saving and environment-friendly building materials and building materials domestically produced regarding construction works funded by other sources of capital.

Article 8. Use of white asbestos from serpentine family for production of building materials

1. Only asbestos of clear origins for production of building materials is used; the use of fibers as an asbestos fiber substitute in production of roofing sheets is encouraged.

2. The concentration of white asbestos from serpentine family in a production area must not exceed 0.1 fibers/ml and 0.5 fibers/ml of air as an eight-hour time-weighted average and one-hour time-weighted average respectively.

3. There should be plans to treat scrap, dust and wastewater generated from production for reuse purpose or safely treat them in accordance with regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

5. The Prime Minister shall introduce a roadmap for limiting the investment in construction or expansion of asbestos roofing sheet manufacturing plants.

Article 9. Management of treatment and use of waste in production of building materials

1. Owners of facilities that use ash, slag and gypsum from thermal power plants, chemical plants, fertilizer plants, metallurgical plants and other industrial facilities shall:

a) comply with the law on environmental protection and other regulations of competent authorities;

b) classify and treat ash, slag and gypsum in accordance with technical regulations and standards to be used as raw materials for production of building materials and use in construction works;

c) hire other licensed units in case of failure to classify and preliminarily treat ash, slag and gypsum.

2. For building material production facilities that treat and use waste as raw materials and fuels:

a) Their production activities shall comply with regulations of law on construction and environmental protection;

b) It is required to make sure that the production of building material products conforms to with technical regulations and standards and standards concerning health and environment protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Quality of products and goods of building materials and building components must be compliant with regulations of law on quality of products and goods; law on technical regulations and standards.

2. Domestically produced products and goods of building materials and building components must meet published standards. If national standards applied to products and goods of building materials have not been available, the producers thereof shall formulate and issue internal standards in accordance with regulations of law on technical regulations and standards.

3. Regarding imported products and goods of building materials and building components, standards applied shall be published. Products and goods of building materials and building components managed under national technical regulations should conform to respective national technical regulations.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 11. Responsibility for state management of building materials

1. The Government shall unify management of activities in the building material sector nationwide.

2. The Ministry of Construction shall be responsible to the Government for unifying management of activities in the building material sector.

3. Other ministries shall, within their jurisdiction, cooperate with the Ministry of Construction in performing state management of activities in the building material sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 12. Responsibilities of the Ministry of Construction

1. Formulate and submit to competent authorities the legislative documents and policies on building materials and policies and promulgate legislative document within their power specified in Laws and Decrees; organize formulation, appraise and submit building material development strategies, programs and schemes for development of natural resource- and energy-saving and environment-friendly building materials for approval; provide guidance on and organize the implementation of legislative documents, strategies, programs and schemes that have been approved by the competent authority.

2. Request the Prime Minister to encourage or limit the development, production, use, import or export of building materials; promulgate regulations on technical norms and guidelines for export of minerals used as building materials as prescribed by law.

3. Comment on projects on construction of works for building material production as prescribed in Article 6 hereof.

4. Perform other tasks in the building material sector specified in this Decree and relevant legislative documents.

Article 13. Responsibilities of Ministries and ministerial agencies

Ministries and ministerial agencies have the responsibility to:

1. Formulate, propose the promulgation or promulgate specific policies on building material development in the sectors as assigned.

2. Cooperate with the Ministry of Construction in performing state management tasks in the building material sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Organize the implementation of legislative documents and state management of building materials in provinces within their power.

2. Manage quality of products and goods of building materials in provinces in accordance with regulations of law.

3. Monitor, produce statistics on and review activities in the building material sector in provinces; submit periodic or ad hoc reports to the Ministry of Construction as prescribed.

4. Disseminate, provide guidance on laws and provide information about activities in the building material sector in provinces.

5. Carry out inspections and impose penalties for violations that arise in the building material sector in provinces.

6. Perform other tasks related to management of building materials in accordance with regulations of law.

Article 15. Transitional clauses

Regarding projects on construction of works for building material production whose investment guidelines were approved before the effective date of this Decree, it is not required to seek comments of building material authorities as prescribed in Article 6 hereof; regarding projects whose investment guidelines have not been approved, regulations set out in this Decree shall be complied with.

Article 16. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
Số hiệu: 09/2021/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Lĩnh vực, ngành: Xây dựng - Đô thị
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 09/02/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2021/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 8 năm 2021
Căn cứ Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn danh mục, quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật và nguồn gốc khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại Việt Nam (trừ trường hợp khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan hoặc khu vực hải quan riêng để phục vụ xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu công trình).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chế biến khoáng sản là quá trình sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp các phương pháp cơ-lý-hóa để làm thay đổi tính chất của khoáng sản sau khi khai thác nhằm tạo ra các sản phẩm có quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với yêu cầu sử dụng và có giá trị thương mại cao hơn khoáng sản sau khai thác.

2. Đá khối làm đá ốp lát là đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá magma, đá trầm tích, đá biến chất tại moong khai thác tạo ra sản phẩm có các mặt phẳng, dạng khối, không bị nứt nẻ, có thể tích ≥ 0,4 m3.

3. Đá ốp lát là các loại đá được chế biến từ đá khối tự nhiên thành sản phẩm dạng tấm (phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4732:2016 đá ốp, lát tự nhiên) dùng để ốp, lát trong công trình xây dựng.

4. Đá xây dựng là các loại đá được khai thác từ các mỏ đá tự nhiên (thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định pháp luật về khoáng sản) được gia công, chế biến thành sản phẩm dùng trong công trình xây dựng.

5. Đá mỹ nghệ là các loại đá được khai thác từ các mỏ đá tự nhiên được chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ có kích thước phi tiêu chuẩn.

Điều 3. Nguồn gốc, danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu

1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp bao gồm khoáng sản được khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc quyết định việc khai thác khoáng sản đi kèm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

2. Danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này (trừ khoáng sản tạm nhập - tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh).

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 8 năm 2021 và thay thế Thông tư số 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng và Thông tư số 05/2019/TT-BXD ngày 10/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Phụ lục của Thông tư số 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện

1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Thông tư này; đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở các địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật. Định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền) báo cáo tình hình xuất khẩu khoáng sản theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này trước ngày 30 tháng 01 hàng năm để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản phải lập báo cáo định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền) gửi Sở Xây dựng để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
...
PHỤ LỤC I DANH MỤC, QUY CÁCH VÀ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG XUẤT KHẨU
...
PHỤ LỤC II BÁO CÁO VỀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ (tên tỉnh, thành phố) NĂM...

Xem nội dung VB
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
...
2. Đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khuyến khích hoặc hạn chế việc phát triển, sản xuất, sử dụng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; ban hành quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật và hướng dẫn xuất khẩu các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định pháp luật.
Xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2021/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 8 năm 2021
Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 10/2024/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 16/12/2024
Căn cứ Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
...
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng.

2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu và sử dụng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

3. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp (tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm, tổ chức kiểm định và tổ chức giám định) và tổ chức giám định tư pháp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Điều 3. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

1. Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường (sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng không có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường (sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 1).

4. Đối với hàng hóa vật liệu xây dựng xuất khẩu, nhập khẩu chưa được liệt kê và xác định mã HS hoặc có sự khác biệt, không thống nhất trong việc phân loại và xác định mã HS, việc xác định mã HS thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Sau khi thông quan, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu gửi văn bản về Bộ Xây dựng để làm cơ sở phối hợp với Bộ Tài chính xem xét thống nhất, cập nhật, bổ sung vào danh mục mã HS.

Điều 4. Ghi nhãn hàng hóa vật liệu xây dựng

1. Việc ghi nhãn hàng hóa vật liệu xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và Thông tư số 18/2022/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử.

2. Trường hợp nội dung ghi nhãn hàng hoá vật liệu xây dựng được quy định riêng tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật, ngoài việc tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, các hàng hóa vật liệu xây dựng phải được thực hiện việc ghi nhãn đầy đủ theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.

Điều 5. Yêu cầu chung về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

1. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và Điều 10 Chương III Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng; công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc theo Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

2. Đối với sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng nhóm 1:

a) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

b) Tự nguyện công bố sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn tương ứng. Việc công bố hợp chuẩn thực hiện theo hướng dẫn tại Chương II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Điều 11 Thông tư này.

3. Đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2:

a) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

b) Bắt buộc công bố sản phẩm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc công bố hợp quy được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN và Điều 12 Thông tư này.

Chương II QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 6. Quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng trong sản xuất

1. Việc quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng trong sản xuất thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 1 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và khoản 2 Điều 10 Chương III Nghị định số 09/2021/NĐ-CP.

2. Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phải đảm bảo đầy đủ năng lực trang thiết bị, nhân lực kỹ thuật và chất lượng, nguồn nguyên liệu theo các quy định pháp luật.

Điều 7. Quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng xuất khẩu

Việc quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 3 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và các quy định của nước nhập khẩu.

Điều 8. Quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng nhập khẩu

1. Việc quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 2 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 10 Chương III Nghị định số 09/2021/NĐ-CP.

2. Đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2, người nhập khẩu phải thực hiện:

a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu tại Sở Xây dựng một trong các địa phương (Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, sau đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra):

- Nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (hoặc nơi đặt văn phòng đại diện, chi nhánh, nhà máy sản xuất);

- Nơi có cửa khẩu được doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa;

- Nơi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan đối với lô hàng hóa.

b) Khi đăng ký kiểm tra nhà nước, phải xác định tên Tổ chức chứng nhận hợp quy, tên Tổ chức thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá chứng nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên Bản đăng ký theo Mẫu số 01-Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và các tài liệu sau: Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có); bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có); chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

c) Đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan: Người nhập khẩu thực hiện theo điểm 2c khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận hợp quy và Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của Cơ quan kiểm tra cho Cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

d) Đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan: Người nhập khẩu thực hiện theo điểm 2b khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, nộp bản đăng ký có xác nhận của Cơ quan kiểm tra cho Cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa. Trong thời hạn 15 ngày làm việc (riêng đối với nhóm sản phẩm xi măng, phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa là 35 ngày) kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận hợp quy và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa (được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy và tổ chức thử nghiệm đã có tên trong bản đăng ký) nộp cho Cơ quan kiểm tra.

đ) Trường hợp hàng hóa vật liệu xây dựng đã được Tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận hợp quy cho Cơ quan kiểm tra.

e) Trường hợp người nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

3. Đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2, Cơ quan kiểm tra áp dụng biện pháp kiểm tra trước khi thông quan hoặc sau khi thông quan theo Phụ lục II Thông tư này. Đối với hàng hóa kiểm tra trước khi thông quan, căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Đối với hàng hóa kiểm tra sau khi thông quan, căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định pháp luật.

4. Áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 4 Nghị định 154/2018/NĐ-CP.

5. Quy định về xử lý hồ sơ nhập khẩu và chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo khoản 3 Điều 6, Điều 9 Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN.

Điều 9. Quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường

Việc quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Mục 4 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP; khoản 2 Điều 10 Chương III Nghị định số 09/2021/NĐ-CP và Thông tư số 01/2024/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Điều 10. Quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng trong quá trình sử dụng

Việc quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng trong quá trình sử dụng thực hiện theo quy định tại Mục 6 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Mục 5 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và khoản 1 Điều 7 Chương III Nghị định số 09/2021/NĐ-CP.

Chương III QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP CHUẨN, HỢP QUY SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 11. Công bố hợp chuẩn

1. Đối tượng công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

2. Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của mình.

3. Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn phải đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại Cơ quan kiểm tra.

Điều 12. Công bố hợp quy

1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Xây dựng ban hành và phụ lục II Thông tư này.

2. Việc công bố hợp quy dựa trên một trong các biện pháp sau:

a) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được Bộ Xây dựng chỉ định.

3. Trong trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận hợp quy và tổ chức thử nghiệm nước ngoài, các tổ chức này phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

4. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy tại Cơ quan kiểm tra nơi đăng ký kinh doanh dựa trên Kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức được thừa nhận, được chỉ định theo quy định của pháp luật. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN và Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN.

Điều 13. Chứng nhận hợp quy

1. Việc đánh giá hợp quy các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 được thực hiện theo một trong ba phương thức: Phương thức 1, Phương thức 5, Phương thức 7 (quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN), cụ thể tại Phụ lục II Thông tư này.

2. Phương pháp lấy mẫu, quy cách và số lượng mẫu để thử nghiệm đánh giá.

a) Phương pháp lấy mẫu điển hình, mẫu đại diện tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.

b) Quy cách và số lượng mẫu điển hình, mẫu đại diện cho mỗi lô sản phẩm, hàng hóa tuân theo quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng.

c) Đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu không đúng quy cách quy định, người nhập khẩu có trách nhiệm phối hợp với tổ chức chứng nhận làm việc với đơn vị sản xuất và xuất khẩu tại nước ngoài để gửi mẫu đảm bảo tính đại diện cho lô hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho công tác chứng nhận chất lượng theo quy định. Số lượng mẫu phải đủ cho công tác thử nghiệm và lưu mẫu theo quy định.

Điều 14. Tổ chức đánh giá sự phù hợp và tổ chức giám định tư pháp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.

2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Xây dựng đánh giá và chỉ định thực hiện theo quy định khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.

3. Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc được Bộ Xây dựng chỉ định phải tuân thủ các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp và chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Xây dựng. Danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động và Danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Xây dựng chỉ định được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

4. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại nước ngoài thực hiện công tác chứng nhận, thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật sẽ được Bộ Xây dựng xem xét, thừa nhận khi Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau được ký kết.

5. Tổ chức giám định tư pháp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BXD ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng và các quy định tại Thông tư này.

Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận và cấp Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong hoạt động của các tổ chức này.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Phân công trách nhiệm và giao nhiệm vụ cho Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng tại địa phương.

2. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy; hủy bỏ, đình chỉ kết quả tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu.

3. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xác nhận hoặc từ chối bằng văn bản về hồ sơ miễn giảm kiểm tra chất lượng, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân; thông báo bằng văn bản việc dừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.

4. Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra các hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan kiểm tra địa phương tại các cửa khẩu để kiểm tra việc thực hiện công tác đăng ký kiểm tra nhà nước và đánh giá sự phù hợp về chất lượng đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu.

5. Tổng hợp tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, kết quả kiểm tra nhà nước đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; tình hình miễn giảm kiểm tra hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu và gửi báo cáo về Bộ Xây dựng trước ngày 25 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Xây dựng. Nội dung báo cáo thực hiện theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp và tổ chức giám định tư pháp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Thông tư này; các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quy định pháp luật liên quan.

2. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo cơ quan kiểm tra tại địa phương (nơi tổ chức có hoạt động đánh giá sự phù hợp) và Bộ Xây dựng về hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

3. Thông báo cho Bộ Xây dựng về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đã đăng ký hoặc được chỉ định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN16:2023/BXD được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BXD ngày 30/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

1. Bãi bỏ mục 1.4.3 thuộc Phần 1 và Phần 3, Phần 4, Phần 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN16:2023/BXD.

2. Tên sản phẩm, hàng hóa và mã HS tại Phụ lục II Thông tư này thay thế cho tên sản phẩm và mã HS tại Bảng 1 - Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN16:2023/BXD.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2024.

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa vật liệu xây dựng đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật QCVN16:2023/BXD và Giấy chứng nhận còn hiệu lực thì được phép sử dụng Giấy chứng nhận hợp quy và dấu hợp quy cho đến khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đó.

2. Đối với các lô hàng hóa vật liệu xây dựng đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại các nước xuất khẩu (để nhập khẩu vào Việt Nam) trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được áp dụng theo các quy định trước đây.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; các tổ chức đánh giá sự phù hợp và các tổ chức giám định tư pháp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới.
...
PHỤ LỤC I CÁC NHÓM SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG
...
PHỤ LỤC II DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN (NHÓM 2)
...
PHỤ LỤC III BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Xem nội dung VB
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về vật liệu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Luật và Nghị định; tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng, chương trình, đề án phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được hướng dẫn bởi Thông tư 10/2024/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 16/12/2024