Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990
Số hiệu | 46-LCT/HĐNN8 |
Ngày ban hành | 21/12/1990 |
Ngày có hiệu lực | 02/01/1991 |
Loại văn bản | Luật |
Cơ quan ban hành | Quốc hội |
Người ký | Võ Chí Công |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Quyền dân sự |
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1990 |
Căn cứ vào Điều 83 của Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự như sau:
1/ Điều 14 về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ, được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 14.
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là hai năm.
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tầu hải quân là ba năm."
2/ Đoạn 4 Điều 21 về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc gọi công dân nhập ngũ, được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình, bảo đảm công khai, dân chủ và công bằng; đúng thời gian, đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Các đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ này".
3/ Điều 29 về những người được hoãn gọi nhập ngũ, được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 29.
Trong thời bình, những người đây sau được hoãn gọi nhập ngũ:
1- Người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ;
2- Con của liệt sĩ;
3- Anh hoặc em trai còn lại duy nhất của liệt sĩ;
4- Một con trai của thương binh hạng một, hạng hai và bệnh binh hàng một;
5- Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;
6- Người có anh, chị hoặc em ruột trong cùng một hộ gia đình là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;
7- Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở một số vùng cao xa xôi, hẻo lánh do Hội đồng bộ trưởng quy định;
8- Người đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước hoặc người có chức tương đương chứng nhận;
9- Người đang học ở các trường phổ thông; đang học ở các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học thuộc hệ tập trung dài hạn do Nhà nước quản lý.
Hàng năm, những người nói ở các điểm 1, 5, 6, 7, 8 và 9 của Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do hoãn thì được gọi nhập ngũ; hết 27 tuổi mà vẫn không được gọi nhập ngũ thì chuyển sang ngạch dự bị".
4/ Điều 32 về việc xuất ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ, được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 32.
Hạ sĩ quan và binh sĩ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn quy định ở Điều 14 của Luật này thì được xuất ngũ. Theo lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm thực hiện việc xuất ngũ cho hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền.
Thời gian xuất ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ phải được thông báo trước một tháng cho quân nhân, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị cơ sở, nơi quân nhân cư trú hoặc làm việc trước khi nhập ngũ. Người chỉ huy của đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên có hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ phải tổ chức tiễn và đưa họ về bàn giao cho Uỷ ban nhân dân địa phương đã giao quân. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ về địa phương mình."
5/ Điều 38 về hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị, được sửa đổi như sau: