Kế hoạch 70/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 70/KH-UBND
Ngày ban hành 14/08/2012
Ngày có hiệu lực 14/08/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 08 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 1474/CT-TTG NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH ĐỂ CHẤN CHỈNH VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VI ĐẤT VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

Thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; Công văn số 3987/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg. Để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

1. Mục đích, yêu cầu:

1.1. Mục đích: Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là đất ở, đất chuyên dùng và các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh.

1.2. Yêu cầu: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải kịp thời, chính xác, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đất đai. Hồ sơ địa chính phải được lập đầy đủ, được cập nhật thường xuyên, chỉnh lý biến động kịp thời và đồng bộ ở các cấp.

2. Nội dung và giải pháp thực hiện:

2.1. Nội dung

- Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận, thống kê các trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận ở từng xã, phường, thị trấn, phân loại số lượng các hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ đăng ký biến động đất đai đã tiếp nhận; xác định rõ nguyên nhân tồn đọng, hướng giải quyết, lập kế hoạch chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận hàng năm (số lượng giấy chứng nhận còn lại) cho các địa phương.

- Rà soát, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về cấp Giấy chứng nhận, của địa phương không còn phù hợp với pháp luật hiện hành; ban hành quy định cụ thể để tháo gỡ vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận; xây dựng kế hoạch và ưu tiên kinh phí cũng như các điều kiện khác cho việc cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện, xã để thực hiện cơ bản hoàn thành trong năm 2012 và 2013.

- Kiểm tra, rà soát các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới trên toàn tỉnh theo yêu cầu của Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; làm rõ nguyên nhân chậm trễ, xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư dự án chậm trễ không làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, đất ở.

- Thành lập, kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với những huyện chưa thành lập, bảo đảm có đủ nhân lực, kinh phí và các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

2.2. Giải pháp thực hiện.

- Tăng cường chỉ đạo về công tác chuyên môn để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; đồng thời hướng dẫn các tổ chức sử dụng đất, nhất là các tổ chức tôn giáo, tổ chức kinh tế để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính về đất đai ở cả 3 cấp để phát hiện và khắc phục kịp thời các sai phạm trong việc đo vẽ, sử dụng bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận; gây nhũng nhiễu, phiền hà cho nhân dân.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai dưới nhiều hình thức (thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, giao lưu trực tuyến...) đngười dân nhận thức được tm quan trọng của việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận; hiểu biết và chấp hành pháp luật, tạo điều kiện cho việc cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai theo đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực làm việc và đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai, đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn và viên chức, người lao động thuộc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp.

3. Trách nhiệm của các ngành, các cấp:

Để thực hiện tốt các nội dung và giải pháp nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các Sở, ngành và UBND các cấp tổ chức thực hiện các công việc cụ thể như sau:

3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan, tổ chức thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Thanh Hóa” được phê duyệt, trin khai thực hiện đo đạc lập hsơ địa chính gn với việc cấp giấy chứng nhận, cập nhật tiến độ đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo quý, năm; đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đt tại các huyện, thị xã, thành phố mà tỷ lệ cấp giấy chứng nhận còn thấp, nhất là đi với đất ở, đất chuyên dùng và đất nông lâm nghiệp.

- Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở các cấp nhằm phát huy hiệu quả của hsơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và thực hiện tốt việc thống kê đất đai định kỳ hàng năm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chp hành các quy định, quy trình, thủ tục cp Giy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở các cấp để phát hiện, khắc phục và xử lý kịp thời các sai phạm trong quá trình thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các quy định liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính do Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành; đề xuất, báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân tỉnh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai dưới nhiều hình thức để người dân nhận thức được trách nhiệm trong việc đăng ký đất đai, tự giác làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, thủ tục đăng ký biến động đất đai theo qui định của pháp luật.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để đáp ứng tốt yêu cu nhiệm vụ.

3.2. Sở Xây dựng.

[...]