Kế hoạch hành động 3723/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 458/QĐ-TTG về kế hoạch thực hiện kết luận 97-KL/TW một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 7, khóa X nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 3723/KH-UBND
Ngày ban hành 07/09/2015
Ngày có hiệu lực 07/09/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Chu Ngọc Anh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3723/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 07 tháng 09 năm 2015.

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 458/QĐ-TTG NGÀY 09/4/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 97-KL/TW NGÀY 15/5/2014 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7, KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu tại Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2015 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 97-KL/TW của Chính phủ và Kế hoạch số 119-KH/TU ngày 10/7/2014 của BTV Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kết luận số 97-KL/TW để tập trung chỉ đạo, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện để hiện thực hóa nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU:

- Tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 22/9/2008 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội đặc biệt ở cấp xã đảm bảo tiêu chí nông thôn mới. Phát triển mạnh mẽ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, văn hóa thể thao và đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X); kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 15/5/2014 và Quyết định số 458/QĐ-TTg.

- Các Sở, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết, các chủ trương, giải pháp theo Kết luận số 97-KL/TW, ngày 15/5/2014 nghiêm túc đánh giá những mặt còn hạn chế, nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm rút ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết. Trên cơ sở đó có Chương trình, kế hoạch chỉ đạo thực hiện, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, tháo gỡ khó khăn, nhân rộng cách chỉ đạo tốt, những điển hình, mô hình tốt.

- Tập trung đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết, Chương trình của Trung ương, của tỉnh để từng cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan và mọi người dân hiểu đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự thống nhất về quan điểm, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp, có tính khả thi cao để tổ chức thực hiện.

2. Rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng công tác Quy hoạch.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng Quy hoạch theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan; hoàn thiện Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp – thủy sản của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu sản xuất trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở xác định thế mạnh và sản phẩm chủ lực, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm trên từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nhằm phát huy tối đa lợi thế, thế mạnh của địa phương vừa quản lý sản xuất theo quy hoạch, theo chuỗi giá trị và phù hợp với cung, cầu thị trường;

- Các địa phương, căn cứ vào quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp thủy sản của tỉnh, căn cứ thực trạng sản xuất, lợi thế của địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện các Kế hoạch, chương trình, đề án phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, liên kết vùng tỉnh, vùng huyện và các quy hoạch chuyên ngành khác, hình thành và phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, an toàn; thực hiện công khai, minh bạch đối với các quy hoạch.

3. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

a) Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp – thủy sản của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị giá tăng và phát triển bền vững, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, tổ chức lại sản xuất, chuyên môn hóa lao động nông thôn để tạo sự chuyển biến rõ rệt;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng từng sản phẩm, ngành hàng. Chú trọng xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao, có thị trường tiêu thụ; Ưu tiên hỗ trợ phát triển các ngành hàng, sản phẩm chủ lực, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Tập trung xây dựng các Chương trình, đề án chuyên đề, cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp thực hiện tái cơ cấu trong từng lĩnh vực.., cụ thể:

+ Trồng trọt: Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản gắn với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị, nhằm tăng nhanh giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực (chè, lúa, bưởi, rau an toàn..). Phát triển các hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Xây dựng các Khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt trên 120 nghìn ha, tổng sản lượng lương thực đạt trên 465 nghìn tấn.

+ Chăn nuôi: Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp vào đầu tư phát triển các hình thức chăn nuôi tập trung công nghiệp quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại, nông hộ an toàn và bền vững. Tập trung chỉ đạo phát triển mạnh chăn nuôi các giống vật nuôi chủ lực như: lợn ngoại hướng nạc, gà thịt, bò thịt, trâu, khuyến khích chăn nuôi bò sữa, thỏ và các giống vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

+ Thủy sản: Đầu tư cải tạo, nâng cấp các hồ, đầm tự nhiên, diện tích ruộng ứng trũng trồng trọt kém hiệu quả phục vụ nuôi thủy sản tập trung; phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh, nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa; đẩy mạnh đưa vào nuôi thả các giống thủy sản mới có khả năng thâm canh và giá trị gia tăng cao (chép lai, rô phi, lăng, nheo...).

+ Lâm nghiệp: Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; Quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên, đảm bảo đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên; Đẩy mạnh phát triển kinh doanh rừng trồng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, quan tâm phát triển rừng gỗ lớn; đẩy mạnh chăm sóc rừng trồng có thâm canh; tập trung thu hút doanh nghiệp, tổ chức đầu tư trồng rừng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến sâu. Tăng cường quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng.

b) Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Tập trung giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, nhất là doanh nghiệp chế biến, bảo quản nông, lâm thủy sản, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại địa phương.

c) Tập trung rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới các Chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn theo kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020, góp phần đạt được các mục tiêu đề ra;

d) Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, hạ giá thành sản phẩm; phát triển các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao.

[...]