Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 2080/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 54-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 2080/KH-UBND
Ngày ban hành 23/09/2019
Ngày có hiệu lực 23/09/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Trần Văn Chiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2080/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 23 tháng 09 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN 54-KL/TW NGÀY 07/8/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

Thực hiện Kết luận số 54-KH/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị, như sau:

1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN TỚI

1. Bối cảnh trong nước và thế giới

Dự báo tình hình, trong giai đoạn tới có những thuận lợi cơ bản, kinh tế thế giới nhìn chung tích cực, tuy nhiên phục hồi chậm; kinh tế nước ta có nhiều mặt thuận lợi, thế và lực của đất nước đã lớn mạnh cả về quy mô và tiềm lực; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế đang tạo ra những chuyển biến khởi sắc trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực nông nghiệp; quan hệ đối ngoại được củng cố và mở rộng; tình hình chính trị - xã hội ổn định.

Tuy nhiên, dự báo cũng có nhiều khó khăn, tình hình chính trị, chiến tranh thương mại các quốc gia sẽ tác động lớn tới sản xuất trong nước, ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu tiếp tục là những thách thức trong thời gian tới. Trong tỉnh, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch từ Khu vực I (nông nghiệp) sang Khu vực II, III (công nghiệp, xây dựng và dịch vụ), tuy nhiên tốc độ chuyển dịch sẽ tương đối chậm, tái đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế; thách thức của thiên tai, biến đổi khí hậu và nhất là các dịch bệnh mới xuất hiện trên cây trồng, vật nuôi tiếp tục gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

2. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những xu hướng phát triển

Điều kiện tự nhiên của Tây Ninh rất thuận lợi, tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn khá lớn nhất là phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngành nông nghiệp đã và đang có những bước phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng hoàn thiện, các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn từng bước đi vào đời sống tạo động lực cho sự phát triển nông nghệ, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, dịch bệnh (cho cả cây trồng và vật nuôi); các thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, trong đó đặc biệt là yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi người sản xuất phải sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, Global GAP), vấn đề hội nhập kinh tế; biến đổi khí hậu cũng sẽ thực sự ảnh hưởng đến khả năng thích ứng và cạnh tranh trong sản xuất.

Do đó, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, sản xuất nông nghiệp cần phải có sự thay đổi cả về định hướng, quy trình công nghệ, loại hình tổ chức, thích ứng nhanh sản xuất theo kịp với xu hướng thị trường,... đó cũng là những yêu cầu của cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao cht lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện nhanh đời sng nông dân.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược, lâu dài và là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở các kết quả 10 năm Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tiếp tục quán triệt thực hiện hoàn thành thng lợi các mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Cụ thể:

- Thực hiện Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, hiện đại, có năng suất, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) theo mô hình chuỗi giá trị hội nhập thị trường thế giới nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, gia tăng về hiệu quả và chất lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Góp phần thực hiện tốt các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả quản lý, hiệu quả sản xuất. Tạo điều kiện phát triển, sự liên kết của các thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh, đồng thời nâng cao đời sng dân cư nông thôn.

2. Mục tiêu

- Tiếp tục đảm bảo kinh tế phát triển ổn định và bền vững; phát triển nông nghiệp toàn diện là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản và nông dân đóng vai trò chủ thể. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thu hút đầu tư đối với các thành phần kinh tế.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng.

- Rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cu thị trường; xây dựng vùng sản xut hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư; tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng nhận thức mới về vai trò, nhiệm vụ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới. Tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các cấp, ngành, địa phương và người dân và về xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đổi mới, đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền: Coi trọng việc phổ biến những cách làm hay, mô hình tốt trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương này.

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thực lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để có cơ sở vững chắc cho phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới và giải quyết những vấn đề nông dân.

2. Đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại

- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với bảo quản, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, phù hợp với nhu cầu thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh.

- Định hướng các vùng phát triển nông nghiệp CNC, UDCNC, nông nghiệp hữu cơ gắn đầu tư hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển một số vùng sản xuất chuyên canh phát triển sản phẩm theo xu hướng thị trường và có giá trị gia tăng cao, gắn công nghiệp chế biến chất lượng cao thúc đẩy các nông sản có thế mạnh, từng bước chuyển đổi đất lúa, cao su, mía kém hiệu quả sang phát triển cây ăn trái, chăn nuôi bò sữa, bò thịt, ..., từ quỹ đt công ty nông nghiệp giao vđịa phương. Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp làm đầu tàu dẫn dắt, phát triển nông sản giá trị cao, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản nhất là các mặt hàng chủ lực, thế mạnh của tỉnh.

[...]