Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 11/01/2023
Ngày có hiệu lực 11/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Thị Thanh Lịch
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Gia Lai, ngày 11 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔN TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2023-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030”; Quyết định số 980/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) giai đoạn 2021-2030”.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) trong chương trình GDPT giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh như sau:

I. TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾNG BAHNAR, TIẾNG JRAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Tình hình dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai

Việc dạy và học tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đạt được những kết quả như sau:

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 về việc cho phép dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai ở cấp Tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chỉ đạo các trường, đặc biệt các trường tiểu học, trường trung học cơ sở Dân tộc Nội trú triển khai dạy học theo chương trình, sách giáo khoa tiếng DTTS do Bộ GDĐT ban hành.

Hằng năm, ngành Giáo dục tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai nhằm đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai.

Chỉ đạo các phòng GDĐT thực hiện tốt công tác giảng dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai theo đúng quy định của Bộ GDĐT. Các trường có lớp học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai đã phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với thực tiễn của đơn vị.

Được học tiếng mẹ đẻ nên các em học sinh tự tin và học chuyên cần hơn, giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng của dân tộc mình, góp phần rèn luyện tư duy và học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong trường tiểu học, đáp ứng yêu cầu rèn luyện kĩ năng và thực hành giao tiếp, mở rộng những hiểu biết về con người, cuộc sống , về văn học, văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc anh em, bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ cho học sinh, góp phần bảo tồn, phát triển nhân cách con người mới.

Thực hiện chính sách đối với người dạy, người học đúng, đủ và kịp thời theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03/11/2011 của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc dạy và học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn:

- Về giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai, trong đó nổi bật là vấn đề thiếu giáo viên giảng dạy đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, dẫn tới các trường tổ chức giảng dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai hàng năm giảm dần; đa số giáo viên thực hiện giảng dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai chưa được đào tạo chính quy mà chỉ được bồi dưỡng thông qua các chương trình tập huấn hoặc bồi dưỡng do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức.

- Gia Lai là tỉnh vùng cao, trong đó đồng bào DTTS chiếm 46,22% nhưng chưa xây dựng được chính sách đặc thù cho việc dạy và học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh nên chưa thu hút việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình GDPT thì ngoại ngữ 1 (tiếng Anh ở bậc Tiểu học), ngoại ngữ 2 (cấp THCS, THPT) và tiếng DTTS là môn tự chọn (không phải là môn học bắt buộc) nên nhiều phụ huynh, học sinh có thể chọn ngoại ngữ 1 (tiếng Anh ở bậc Tiểu học), ngoại ngữ 2 để học nhiều hơn tiếng DTTS. Vì vậy, nếu cân đối giữa ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 và tiếng DTTS thì việc chọn, duy trì việc dạy và học tiếng DTTS sẽ gặp khó khăn.

2. Về quy mô trường, lớp, học sinh

Năm học 2017-2018: có 07 trường dạy Tiếng Bahnar, với 25 lớp, 510 học sinh; 09 trường dạy Tiếng Jrai, với 26 lớp, 574 học sinh.

Năm học 2018-2019: có 06 trường dạy Tiếng Bahnar, với 24 lớp, 505 học sinh học; 07 trường dạy Tiếng Jrai, với 22 lớp, 511 học sinh.

Năm học 2019-2020: có 06 trường dạy Tiếng Bahnar, với 23 lớp, 668 học sinh; 03 trường dạy Tiếng Jrai, với 19 lớp, 531 học sinh.

Năm học 2020-2021: có 06 trường dạy Tiếng Bahnar, với 22 lớp, 654 học sinh; 03 trường dạy Tiếng Jrai, với 19 lớp, 533 học sinh.

Năm học 2021-2022: có 07 trường dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai, trong đó 02 trường dạy Tiếng Jrai, với 12 lớp, 303 học sinh; 05 trường dạy Tiếng Bahnar, với 19 lớp, 587 học sinh.

Năm học 2022-2023: có 07 trường dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai, trong đó 02 trường dạy Tiếng Jrai, với 10 lớp, 288 học sinh; 05 trường dạy Tiếng Bahnar, với 15 lớp, 422 học sinh.

3. Thực trạng giáo viên dạy Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai

Năm học 2017 - 2018: có 25 giáo viên dạy Tiếng Bahnar ở 07 trường, 16 giáo viên dạy Tiếng Jrai ở 09 trường;

Năm học 2018 - 2019: có 24 giáo viên dạy Tiếng Bahnar ở 06 trường, 13 giáo viên dạy Tiếng Jrai ở 07 trường;

Năm học 2019 - 2020: có 12 giáo viên dạy Tiếng Bahnar ở 06 trường, 10 giáo viên dạy Tiếng Jrai ở 03 trường;

[...]