Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2021 về hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2021
Ngày có hiệu lực 06/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Thanh Nhàn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 06 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG.

Căn cứ Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quản lý rác thi nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về hành động quản lý rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2021-2030, với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất ngành thủy sản, từng bước quản lý rác thải nhựa đại dương theo tiếp cận từ đầu nguồn tới đại dương; nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng nông, ngư dân, các doanh nghiệp về rác thải nhựa, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021 đến 2025

- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về việc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thủy sản:

+ Từ 70% trở lên cán bộ quản lý thủy sản các cấp; nông, ngư dân tại các huyện, thành phố ven biển, hải đảo, vùng nuôi tập trung được phổ biến tuyên truyền, tập hun về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa;

+ Từ 80% trở lên cán bộ quản lý Khu Bảo tồn biển được tập huấn, tuyên truyền về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa.

- Giảm thiểu sử dụng loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần:

+ Từ 20% trở lên tàu khai thác thủy sản và cơ sở nuôi trồng thủy sản thay thế một số vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần;

+ Giảm 30% sử dụng phao xốp trong nuôi biển;

+ Từ 30% trở lên cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ thay thế 30% túi nhựa dùng một lần bằng vật liệu thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần;

- Nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất thủy sản:

+ Từ 50% trở lên tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa (sinh hoạt, sản xuất) mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ Từ 70% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ Từ 50% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại cơ sở trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ 100% các cơ sở chế biến xuất khẩu và 50% trở lên cơ sở chế biến quy mô nhỏ thu gom, phân loại rác thải nhựa tại nguồn trước khi chuyển các đơn vị có chức năng xử lý;

+ Từ 70% trở lên các cảng cá tổ chức thu gom, phân loại rác thải nhựa, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý.

- Vườn Quốc gia Phú Quốc xây dựng kế hoạch giám sát rác thải bin và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong và xung quanh Khu Bảo tồn biển về giảm rác thải nhựa.

b) Giai đoạn 2026-2030

- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về việc giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thủy sản:

+ 100% cán bộ quản lý thủy sản các cấp; nông, ngư dân tại các vùng ven biển, vùng nuôi tập trung được phổ biến tuyên truyền, tập huấn về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa;

+ 100% cán bộ quản lý Khu Bảo tồn biển được tập huấn, tuyên truyền về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa.

- Giảm thiểu sử dụng loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần:

[...]