Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 15/07/2021
Ngày có hiệu lực 15/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Cà Mau, ngày 15 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước; từng bước xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2030

- Giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi có thiên tai, không để xảy ra thiệt hại về người; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai đoạn 2011 - 2020.

- Triển khai toàn diện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về phòng, chống thiên tai; xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, chỉ đạo, chỉ huy và thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

- Phấn đấu 100% chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và nắm vững kỹ năng phòng, chống thiên tai; lực lượng làm công tác phòng, chng thiên tai được đào tạo, tập hun, trang bị đy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo các yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”.

- Năng lực theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích thiên tai được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai.

- Cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai được hình thành đồng bộ, liên thông; 100% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng, chống thiên tai được lp đặt hệ thng theo dõi, giám sát; 100% tàu cá khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng lộng được lp đặt hệ thng giám sát, bảo đảm thông tin liên lạc.

- Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, nht là hệ thng đê điều, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đảm bảo an toàn trước thiên tai theo thiết kế, làm giảm nguy cơ rủi ro thiên tai.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ, giải pháp chung

a) Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống thiên tai

- Rà soát, góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hp thực tế.

- Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền; tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chng thiên tai; vận hành hiệu quả Quỹ phòng, chng thiên tai; htrợ n định đời sống và sản xuất đối với các ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai theo quy định.

b) Nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai; hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai cho các cấp chính quyn, người dân và doanh nghiệp để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại.

- Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu phòng, chống thiên tai; truyền tải thông tin về thiên tai, rủi ro thiên tai đến người dân kịp thời, chính xác; chú trọng các đối tượng dễ bị tn thương, kết hp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ, phù hp với từng đi tượng.

- Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai; đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến phòng, chống thiên tai, chú trọng sự tham gia của cộng đồng, nhóm đi tượng dbị tổn thương.

- Đưa kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong một số cp học, bậc học; lồng ghép nội dung phòng, chng thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đng, các sự kiện văn hóa tại địa phương.

c) Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn

- Kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp trách nhiệm, quy định cơ chế phối hợp cụ thgiữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo công tác chỉ huy phòng, chống thiên tai kịp thời, thng nht.

- Tăng cường đầu tư các trạm quan trắc khí tượng thủy văn, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng; đánh giá, phân vùng, lập các bản đồ rủi ro thiên tai, cảnh báo thiên tai; cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tăng cường dự báo dài hạn, ngắn hạn về thiên tai, nguồn nước.

- Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; thu hút nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; hình thành đội ngũ chuyên sâu để chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

[...]