Kế hoạch 491/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 491/KH-UBND
Ngày ban hành 24/08/2021
Ngày có hiệu lực 24/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Hoàng Nghĩa Hiếu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 491/KH-UBND

Nghệ An, ngày 24 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Vai trò, trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, chất lượng, hiệu quả.

2. Yêu cầu

- Triển khai kịp thời các quy định của Chiến lược Quốc gia Phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021; Luật Thủy lợi; Luật Đê điều; Luật Phòng chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Sở, Ban, Ngành, địa phương trong công tác phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân; từng bước xây dựng Nghệ An thành tỉnh có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng.

- Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho cán bộ các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể; các cấp chính quyền; phổ biến kiến thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả khi có thiên tai.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả, kịp thời các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo, chỉ huy và điều hành trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn.

- Tổ chức lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai các cấp được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; đầu tư các phương tiện, trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi thiên tai xảy ra.

- Phấn đấu 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình đảm bảo các yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”.

- Năng lực theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích thiên tai từng bước được nâng cao giúp công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai được thuận lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai được hình thành theo hướng đồng bộ; 100% cơ quan chỉ đạo, điều hành phòng chống thiên tai các cấp hoàn thiện cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai; 100% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng chống thiên tai được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát; 100% tàu cá đánh bắt vùng khơi và vùng lộng được lắp đặt hệ thống giám sát, bảo đảm thông tin liên lạc.

- Người dân được bảo đảm an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, lũ quét. Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là hệ thống đê điều, hồ đập, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão được nâng cao, đảm bảo an toàn trước thiên tai theo mức thiết kế, không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể để thực hiện theo từng giai đoạn, đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực các cấp.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về phòng chống thiên tai: Rà soát, tham gia ý kiến và đề xuất các nội dung nham hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động nguồn lực cho phòng, chống thiên tai bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, nhất là xử lý các nhiệm vụ cấp bách liên quan đến ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai và tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng:

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi xảy ra tình huống thiên tai lớn, phức tạp cho các cấp chính quyền cơ sở, người dân và doanh nghiệp để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm thiệt hại.

+ Đẩy mạnh thông tin truyền thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả truyền thông trong phòng chống thiên tai; kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ, phù hợp với tùng đối tượng để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai tới người dân, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương.

+ Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai, hoạch định chính sách, đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động liên quan đến phòng chống thiên tai, chú trọng sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong việc lập kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai cấp xã.

+ Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ người dân phòng chống thiên tai tại cấp xã và doanh nghiệp.

+ Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng và người dân; đưa kiến thức phòng chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong một số cấp học, bậc học; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, thôn.

- Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ