Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 thực hiện Dự án Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 192/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2021
Ngày có hiệu lực 22/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Giàng Thị Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/KH-UBND

Lào Cai, ngày 22 tháng 04 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỈNH LÀO CAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ NĂM 2021

Căn cứ Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 16/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 11/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVI về 18 đề án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển Văn hóa - Du lịch tỉnh Lào Cai” giai đoạn 2020 - 2025”; Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 29/03/2021 Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 3 “Phát triển Văn hóa - Du lịch tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025” năm 2021; Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"; Ủy ban nhân tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Hiện thực hóa quan điểm “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển”, từ đó góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời góp phần nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

II. NHIỆM VỤ

1. Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh:

- Lập đề cương và xây dựng bộ công cụ kiểm kê của 13 dân tộc với 25 nhóm ngành dân tộc.

- Triển khai tổng kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của 13 dân tộc với 25 nhóm ngành dân tộc tại các huyện, thị xã và thành phố, cụ thể như sau:

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống dân tộc Mông gồm 5 nhóm ngành: Mông (Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Đen, Mông Đỏ và Mông Xanh) trên địa bàn 93 xã thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống dân tộc Dao với 3 nhóm ngành: Dao Đỏ, Dao Họ và Dao Tuyển trên địa bàn 59 xã thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Tày (dân tộc Tày, người Pa Dí, người Thu Lao) trên địa bàn 43 xã thuộc 7 huyện, thị xã, thành phố Lào Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Nùng (người Nùng Dín, người Nùng An) trên địa bàn 31 xã, thị trấn thuộc 5 huyện.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Thái (người Thái Trắng, Thái Đen) trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Văn Bàn.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Phù Lá (người Xá Phó, người Phù Lá Hán, người Phù Lá Đen) trên địa bàn 15 xã, thuộc huyện, thị xã, thành phố Văn Bàn, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Bố Y trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Mường Khương.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc La Chí trên địa bàn 4 xã, thị trấn thuộc huyện Bắc Hà, Si Ma Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Mường trên địa bàn 2 xã thuộc huyện Bảo Thắng, Bắc Hà.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Kinh trên địa bàn 6 xã, thị trấn thuộc huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Giáy trên địa bàn 20 xã, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố Lào Cai.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Hà Nhì trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Bát Xát.

+ Tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống của dân tộc Hoa trên địa bàn 2 xã thuộc huyện Mường Khương, Bắc Hà.

- Thời gian thực hiện: Năm 2021

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan.

2. Sưu tầm chụp ảnh tổng thể y phục, trang sức, mẫu hoa văn 12 dân tộc phục vụ trưng bày, trải nghiệm tại Bảo tàng:

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 - 2025, cụ thể như sau:

+ Năm 2021: Sưu tầm chụp ảnh tổng thể y phục, trang sức, mẫu hoa văn 2 dân tộc Mông, Dao phục vụ trưng bày, trải nghiệm tại Bảo tàng.

+ Năm 2022: Sưu tầm chụp ảnh tổng thể trang phục, trang sức, mẫu hoa văn dân tộc Bố Y, Hà Nhì phục vụ trưng bày tại Bảo tàng.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ