Kế hoạch 97/KH-UBND về Đào tạo nghề cho lao động thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 97/KH-UBND
Ngày ban hành 01/04/2024
Ngày có hiệu lực 01/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 97/KH-UBND

Sơn La, ngày 01 tháng 04 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề; nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lực lao động ở địa phương.

- Đào tạo nghề để tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

- Là căn cứ để các huyện, thành phố xác định được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động của huyện, thành phố, bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực trên địa bàn để hoàn thành chi tiêu đào tạo nghề được giao.

2. Yêu cầu

- Đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã và theo yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, thực hiện đúng chế độ chính sách quy định.

- Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải có đủ điều kiện về hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, cam kết lao động sau khi học nghề thực hiện được kỹ năng nghề đã được trang bị trong quá trình học.

II. NỘI DUNG

1. Chỉ tiêu đào tạo

- Đào tạo trình độ sơ cấp cho 30 người lao động.

- Đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng cho 6.813 người lao động.

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

2. Đối tượng đào tạo

Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo; người dân tộc thiểu số.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Tuyên truyền về công tác đào tạo nghề

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến các cơ quan đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân góp phần thay đổi tư duy, giúp người lao động tự nguyện, chủ động tham gia học nghề.

3.2. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động

- Tổ chức đào tạo nghề linh hoạt, đa dạng; đào tạo ngay tại cơ sở, gắn với các mô hình sản xuất hiệu quả, tối đa thời gian dạy thực hành. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

- Khuyến khích xây dựng mô hình điểm đào tạo nghề phục vụ cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên các nghề trong lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

3.3. Khảo sát nhu cầu và xây dựng danh mục nghề

[...]