Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 97/KH-UBND về thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 97/KH-UBND
Ngày ban hành 24/04/2020
Ngày có hiệu lực 24/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 97/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 24 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 4078/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28 tháng 10 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch khung chỉ đạo điểm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm;

Căn cứ Công văn số 911/BNN-VPĐP ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2020;

Căn cứ Kế hoạch 226/KH-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2018 về thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ quý IV năm 2018 đến năm 2020, UBND Tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2020 như sau:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành: triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương1; cụ thể hóa việc thực hiện Đảng văn số 948-CV/TU ngày 06/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh chỉ đạo thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm2.

- Kiện toàn và bổ sung nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP vào hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình Khởi nghiệp; đồng thời phát động thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn trên cơ sở phát huy nội lực sẵn có của địa phương; tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương rà soát kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh phân công tại Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 17/10/2018 của UBND Tỉnh, đồng thời tập trung thực hiện trong thời gian tới.

- Tổ chức Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm phương thức quản lý, triển khai thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2019 cho 46 đại biểu là cán bộ sở, ngành tỉnh, cán bộ cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia OCOP đến năm 2020.

4. Các chính sách hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP: để thực hiện Chương trình OCOP, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP, Tỉnh đã lồng ghép thực hiện nhiều chính sách hiện hành trong phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm3; hỗ trợ xúc tiến thương mại4; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm truyền thống; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực, cấp quốc gia; tham gia hội chợ triển lãm5.

- Công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa Chương trình OCOP được quan tâm thực hiện. Ngoài chuyên mục OCOP được phát định kỳ trên Đài phát thanh truyền hình, các tin bài về OCOP được phát sóng và đăng tải trên website, fanpage, youtube của Đài Phát thanh Truyền hình và Báo Đồng Tháp để tuyên truyền về nâng cao nhận thức Chương trình OCOP Tỉnh.

- Bên cạnh đó, xây dựng chuyên mục OCOP trên Cổng thông tin điện tử Tỉnh; sổ tay tuyên truyền (5.000 bản) cùng các pano tuyên truyền về Chương trình OCOP; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về thương mại điện tử cho các tổ chức, cá nhân đang sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh; tập huấn tuyên truyền về Chương trình OCOP6 từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, người dân về ý nghĩa Chương trình OCOP, nâng cao năng lực ứng dụng và quản trị website thương mại điện tử; áp dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, tăng doanh thu và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.

- Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tuy mới phát động nhưng đã nhận được sự quan tâm, đồng thuận của các cấp, các ngành, đặc biệt là các chủ thể đang hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng 73 sản phẩm (với 32 chủ thể). Kết quả, sau 02 vòng đánh giá của Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh có 70 sản phẩm (với 30 chủ thể) đạt từ 3 - 4 sao7 (23 sản phẩm đạt 4 sao, 47 sản phẩm đạt 3 sao). Phần lớn các sản phẩm được cấp tiêu chuẩn chất lượng, mã số mã vạch; ngoài những kênh tiêu thụ truyền thống, các chủ thể có sản phẩm OCOP của Tỉnh đã chủ động bán hàng trên các trang điện tử tiki, lazada, shopee, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Tháp.

5.3. Phát triển sản phẩm: các ngành, địa phương đã đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình8; thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá nông sản địa phương9; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ10; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến cho các cơ sở công nghiệp nông thôn11 và các nhiệm vụ khoa học công nghệ góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản12.

5.4. Củng cố, phát triển kinh tế: tập trung chuẩn hóa các sản phẩm hiện có để tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh. Kết quả có 32 tổ chức, cá nhân tham gia. Có 30 chủ thể có sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP.

- Đẩy mạnh thực hiện công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của Tỉnh thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu13; kết quả đã kết nối được nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh vào hệ thống siêu thị14.

- Tổ chức cho 05 Hợp tác xã (HTX)15 tham gia Hội chợ Xúc tiến thương mại và Công nghệ các HTX năm 2019; 10 HTX16 tham gia Hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm hàng hoá các HTX tại TP.Hồ Chí Minh; tổ chức đưa hơn 80 cơ sở, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trong và ngoài Tỉnh. Các sản phẩm đều được khách tham quan đánh giá cao, đặc biệt là các sản phẩm lưu niệm từ sen và xoài Cao Lãnh đã thu hút rất đông khách đến tham quan, tìm hiểu17.

- Ngoài ra, để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của Tỉnh giao lưu, liên kết hợp tác đầu tư, kinh doanh và quảng bá thương hiệu sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, quảng bá các hàng hóa có thế mạnh, sản phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của các tỉnh, thành phố trong cả nước; Tỉnh đã tổ chức Hội chợ triển lãm Nhịp cầu Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Đồng Tháp năm 2019 “Sản phẩm OCOP- Phát huy giá trị bản địa.

- Bên cạnh đó, Tổ Thông tin và phân tích thị trường nông sản của Tỉnh đã thực hiện viết, cập nhật bản tin về thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến nông sản tỉnh Đồng Tháp (trong đó có sản phẩm tham gia OCOP), với số lượng 01 kỳ/tháng.

5.6. Hoạt động khác: xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Sa Đéc do Bộ Công thương hỗ trợ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ thực hiện “Mô hình sản phẩm hoa kiểng gắn với phát triển du lịch tại thành phố Sa Đéc”. Đến nay, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết thực hiện nhiệm vụ “Đề án Làng văn hoá du lịch Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp” giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030.

1. Ưu điểm

- Chương trình được sự quan tâm, ủng hộ của các ngành, các cấp và cộng đồng người dân địa phương. Công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện giữa các sở, ngành, đơn vị ngày càng chặt chẽ.

- Các địa phương quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa; hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm.

- Các sản phẩm của Tỉnh ngày càng đa dạng về mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các chủ thể quan tâm hơn về kiểm soát chất lượng sản phẩm, bảo hộ nhãn hiệu, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bán hàng.

- Các chính sách hỗ trợ các sản phẩm OCOP hiện nay chủ yếu là lồng ghép từ nhiều Chương trình, dự án, kế hoạch nên còn nhiều sự chồng chéo, chưa phát huy hết hiệu quả các chính sách.

- Phần lớn sản phẩm OCOP được sản xuất từ nông sản nên phụ thuộc rất nhiều vào tính mùa vụ, giá cả có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng nhiều vào thời tiết, biến đổi khí hậu. Cùng với đó là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phải cạnh tranh nhiều với những sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm của tỉnh phần lớn ở dạng thô, sơ chế, chưa ứng dụng nhiều khoa học công nghệ vào sản xuất.

[...]