Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 957/KH-UBND năm 2023 về định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2023-2024 tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 957/KH-UBND
Ngày ban hành 19/05/2023
Ngày có hiệu lực 19/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hồ An Phong
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 957/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 19 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2023 - 2024 TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Quyết định số 1924/QĐ-BYT ngày 20/04/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023 - 2024; nhằm tăng cường truyền thông các chủ trương, chính sách của Chính phủ về công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, góp phần hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng kế hoạch định hướng Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của các ban ngành, đoàn thể và người dân về các chủ trương, chính sách của Chính phủ trong công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Truyền thông về hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam, những nỗ lực của Chính phủ, các lực lượng chống dịch, sự tham gia, ủng hộ của người dân trong công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 nói riêng và phòng dịch COVID-19 nói chung.

- Truyền thông vận động người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch, đúng đối tượng theo khuyến cáo của ngành y tế; tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức, chú trọng truyền thông thông qua các ứng dụng công nghệ và truyền thông trên nền tảng mạng xã hội.

2. Yêu cầu

- Theo dõi, bám sát tình hình dịch COVID-19 trên Thế giới và Việt Nam, cung cấp các thông tin khoa học về phòng, chống dịch, tiêm vắc xin COVID-19, hiệu quả, tác dụng của vắc xin để kịp thời xây dựng tài liệu, thông điệp, khuyến cáo phù hợp, khoa học, chính xác để thực hiện truyền thông vận động người dân tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch, an toàn trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên theo dõi thông tin dư luận, báo chí, mạng xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý các tin giả, tin đồn liên quan đến tiêm vắc xin phòng COVID-19.

- Kịp thời phát hiện, nêu gương các cá nhân, tập thể có thành tích, các mô hình hiệu quả trong việc vận động người dân chủ động tham gia công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, qua đó khuyến khích người dân tiếp tục tham gia tiêm chủng.

II. HÌNH THỨC, NỘI DUNG

1. Hình thức:

- Truyền thông gián tiếp: Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình, Website ngành y tế, Sở Thông tin và Truyền thông... với nhóm tin, bài, ảnh, phóng sự, thông điệp, infographic, videoclip, audioclip...; Truyền thông trên mạng xã hội Facebook, Zalo, YouTube, TikTok... của đơn vị, địa phương để truyền thông sâu rộng đến các nhóm đối tượng; Tuyên truyền cổ động trực quan thông qua việc treo, dán, cấp phát tờ rơi, pa nô, băng rôn ở nơi tập trung đông dân cư.

- Truyền thông trực tiếp: Lồng ghép tuyên truyền trong hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và trong hoạt các hoạt động sinh hoạt văn hóa - xã hội cộng đồng tại khu dân cư.

2. Nội dung truyền thông:

2.1. Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ, các quy định của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tiêm vắc xin phòng COVID-19 tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và tiêm vắc xin phòng COVID-19.

2.2. Truyền thông vận động người dân ủng hộ công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhằm để phòng, chống dịch”; khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, đúng đối tượng theo khuyến cáo của ngành y tế:

- Cập nhật, cung cấp các thông tin khoa học về hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh trên Thế giới và Việt Nam. Cập nhật xu hướng, khuyến cáo tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới và dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 hàng năm.

- Truyền thông về nguy cơ, ảnh hưởng của mắc COVID-19 và hội chứng hậu COVID-19 đến bệnh nền, sức khỏe, sự phát triển... ở các nhóm đối tượng khác nhau; xu hướng xuất hiện các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2; tiêm vắc xin phòng COVID-19 là giải pháp chiến lược “chủ lực” giúp kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả; hiệu quả giảm chuyển bệnh nặng và tử vong do COVID-19 của vắc xin.

- Trong năm 2023, tập trung truyền thông vận động các bậc cha mẹ/người chăm sóc trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đưa con đi tiêm chủng đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19; cập nhật thông tin về tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh trên Thế giới và Việt Nam.

- Truyền thông kế hoạch tiêm chủng quốc gia và tại địa phương; đổi mới hình thức, cập nhật các thông điệp, khuyến cáo về vắc xin và lịch tiêm chủng, đối tượng tiêm chủng, các hướng dẫn khi đi tiêm chủng và theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng...đến các nhóm đối tượng đích.

- Vận động người dân chủ động tham gia hoạt động truyền thông về tiêm chủng vắc xin, hỗ trợ ngành y tế và các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tiêm chủng.

2.3. Truyền thông về công tác cung ứng vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức... trong triển khai tiêm chủng tại địa phương.

2.4. Xây dựng các câu chuyện, các sự kiện liên quan đến truyền thông vận động người dân tham gia tiêm chủng để tăng cường truyền thông đến các nhóm đối tượng đích.

2.5. Theo dõi thông tin dư luận, báo chí và mạng xã hội, cung cấp thông tin khoa học, kịp thời để phối hợp các cơ quan chức năng phản bác, xử lý tin giả, tin đồn liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo đúng quy định.

2.6. Phát hiện, nêu gương những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]