Kế hoạch 956/KH-UBND năm 2016 về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 956/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2016
Ngày có hiệu lực 09/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Phạm Sỹ Lợi
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 956/KH-UBND

Hà Nam, ngày 09 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương đảng và Thông tri số 03-TTr/TU ngày 06/4/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động trong các Khu công nghiệp (KCN), tăng cường xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao thúc đẩy hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; xây dựng đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) có đời sống văn hóa, lối sống tác phong làm việc công nghiệp, lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

Động viên và phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp KCN, nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ tương xứng với những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, sự tăng trưởng của các doanh nghiệp và sự đóng góp của đội ngũ CNLĐ.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2020

- 100% công nhân lao động trong các KCN được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa.

- 100% khu công nghiệp hoàn thành phê duyệt quy hoạch phát triển thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân lao động.

- Trên 70% công nhân lao động KCN tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

- Trên 70% các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động.

- 70% các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của công nhân lao động và người sử dụng lao động về xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng nếp sống lành mạnh, tác phong lao động công nghiệp trong CNLĐ.

- Tổ chức tuyên truyền cho CNLĐ và người sử dụng lao động về Chỉ thị số 52-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ KCN.

- Tổ chức các đợt khảo sát đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ trong KCN trên địa bàn tỉnh, khu lưu trú (phiếu hỏi, phiếu điều tra theo mu, phỏng vn), các cuộc làm việc hoặc lấy ý kiến trao đổi, góp ý của lãnh đạo địa phương, giám đốc các doanh nghiệp về nhu cầu xây dựng đời sống văn hóa của CNLĐ.

- Hướng dẫn các cấp công đoàn tuyên truyền cho CNLĐ và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp và tại các khu nhà trọ về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật về văn hóa, nếp sống văn hóa lành mạnh, tác phong lao động công nghiệp cho CNLĐ, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động.

- Xây dựng các chuyên mục về đời sống văn hóa tinh thần CNLĐ trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam và bản tin Công đoàn tỉnh; hệ thống panô, áp phích tại các KCN; bảng tin, loa phát thanh nội bộ của doanh nghiệp. Trang bị các tài liệu cho công đoàn cơ sở (CĐCS) tại các doanh nghiệp.

2. Xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân.

- Xây dựng các nhà văn hóa thể công nhân, các khu vui chơi giải trí cho công nhân lao động KCN, trước mắt tập trung khai thác có hiệu quả Trung tâm văn hóa thể thao công nhân lao động KCN Đồng Văn, đến năm 2020 có từ 2-3 nhà Văn hóa công nhân trong các KCN.

- Các KCN phải có quy hoạch phát triển các thiết chế văn hóa thể thao; vận động các doanh nghiệp xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao phục vụ công nhân tại doanh nghiệp.

- Mở rộng các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố nơi có đông CNLĐ cư trú để công nhân được sinh hoạt, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại nơi cư trú.

- Hoàn thành xây dựng nhà ở công nhân trong các KCN; phát triển mô hình “nhà trọ văn hóa công nhân”, câu lạc bộ, nhóm sinh hoạt của công nhân trong khu nhà trọ.

3. Phát triển văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho công nhân lao động.

- Xây dựng, phát triển phong trào văn hóa quần chúng; phong trào “công nhân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; định kỳ hàng năm tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng; thi đấu các môn thể thao, hội thao công nhân lao động; xây dựng và phát triển các phong trào “nghe công nhân hát, hát cho công nhân nghe”, xây dựng các đội văn nghệ biểu diễn lưu động phục vụ công nhân lao động tại các doanh nghiệp.

- Tổ chức các phong trào tại cơ sở, tại các doanh nghiệp: các giải thể thao, văn nghệ qun chúng, hội thi, hội diễn...

- Xây dựng chương trình truyền hình, truyền thanh văn hóa công nhân. Thực hiện các phóng sự chuyên sâu về một số hoạt động như: Việc đọc sách báo của công nhân lao động trong KCN, các hoạt động giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho CNLĐ.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ