ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 95/KH-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 12 tháng 4 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU
CỰC NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CĂN CỨ LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG NĂM 2018;
Căn cứ Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày
30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số
130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Thực hiện văn bản số
03-CTr/BCĐ, ngày 24/01/2024 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
về Chương trình công tác năm 2024; Công văn số 148-CV/BCSĐ, ngày 27/02/2024 của
Ban cán sự đảng UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình công tác năm 2024 của
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh;
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xây
dựng[1] Kế hoạch thực hiện
công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo
triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp PCTNTC theo đúng đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kết luận của đồng
chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, chỉ đạo của Thường trực
Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh về công tác PCTNTC.
- Triển khai thực hiện các giải
pháp nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử
lý nghiêm minh các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, thu hồi tài sản
tham nhũng theo quy định pháp luật.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTNTC, góp
phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện Kế
hoạch phải được thực hiện nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương để nâng cao hiệu
quả công tác PCTNTC trên địa bàn tỉnh.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị,
địa phương nêu cao vai trò, trách nhiệm trong công tác PCTNTC; thường xuyên
lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
PCTNTC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh,
ngăn chặn, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
II. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
1. Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo,
triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác
PCTNTC[2]; kết luận của đồng
chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC tại Hội nghị sơ kết 01
năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC cấp tỉnh; các kết luận phiên
họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC;
các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Thường Trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Ban cán sự đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh[3] về công tác PCTNTC.
2. Kiểm
tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Thường xuyên chỉ đạo kiểm
tra, rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định thuộc phạm vi quản lý
Nhà nước chưa rõ ràng, không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, nhất là
trong các l nh vực dễ xảy ra tham nhũng.
- Kiểm tra và theo dõi tình
hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTNTC.
3. Công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNTC
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNTC bằng nhiều hình
thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng và tình hình thực tế tại
cơ quan, đơn vị, địa phương để nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật; xây dựng
văn hóa không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ quan báo, đài địa
phương chủ động, tăng cường xây dựng các chuyên mục, tin bài, phóng sự,… về
PCTNTC để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTNTC[4]; kịp thời đưa tin về kết quả thực hiện công tác
PCTNTC, nhất là các thông tin liên quan đến việc phát hiện và xử lý các hành vi
tham nhũng, tiêu cực.
- Các cơ sở giáo dục, đào tạo
trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện việc đưa nội dung giáo dục nhân
cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy
theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật PCTN năm 2018[5] và theo quy định của Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày
12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy
tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Triển khai thực hiện nghiêm
túc, có hiệu quả Công văn số 798/UBND-VP ngày 09/10/2023 của UBND tỉnh về triển
khai thực hiện Quy định số 116-QĐ/TW, ngày 28/7/2023 của Ban Bí thư về “chỉ đạo,
định hướng và cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
4. Triển
khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
a) Công khai, minh bạch về tổ
chức và hoạt động:
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn tổ chức, đơn vị,
cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp phát hiện
vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Nội dung công khai, minh bạch
được nêu tại Điều 10 Luật PCTN năm 2018[6].
b) Xây dựng và thực hiện, định
mức, tiêu chuẩn, chế độ:
- Các cơ quan, đơn vị, địa
phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm xây dựng, ban
hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn,
chế độ; thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn,
chế độ đó.
- Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra
nội bộ, thanh tra việc chấp hành quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và xử
lý kịp thời người có hành vi vi phạm về việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế
độ tại đơn vị mình; tổng hợp kết quả, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
c) Thực hiện Quy tắc ứng xử
của người có chức vụ quyền hạn:
- Người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ
xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc
phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm
bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
- Tăng cường quản lý, siết chặt
kỷ luật, kỷ cương hành chính; tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những biểu
hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm của một bộ phận
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
d) Kiểm soát xung đột lợi
ích:
- Cơ quan, đơn vị, địa phương
phải xây dựng kế hoạch tự tổ chức rà soát xung đột lợi ích, tiến hành tổ chức
rà soát và báo cáo kết quả các vụ việc xung đột lợi ích đã được giải quyết
trong năm.
- Các trường hợp xung đột lợi
ích được quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của
Chính phủ[7].
đ) Thực hiện chuyển đổi vị
trí công tác:
- Tiếp tục thực hiện việc chuyển
đổi vị trí công tác theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Cơ quan, đơn vị, địa phương
phải xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác; tổ chức triển khai thực hiện;
tổng hợp kết quả, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
e) Thực hiện các quy định về
kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn:
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa
phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị
về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc
kê khai tài sản”; tiếp tục thực hiện việc kê khai, công khai, bàn giao bản
kê khai tài sản, thu nhập và kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật
PCTN năm 2018; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm
soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị; Quyết định số 56-QĐ/TW, ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị về việc ban
hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định.
Tiến hành xác minh tài sản, thu
nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị năm 2024.
Trọng tâm là xác minh tài sản, thu nhập của người công tác trong các ngành, lnh
vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực
theo định hướng của Thanh tra Chính phủ tại Công văn số 2767/TTCP-C.IV ngày
14/11/2023 về việc định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2024.
g) Thực hiện cải cách hành
chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền
mặt:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị,
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm: Công khai, hướng dẫn
thủ tục hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm thủ tục trực tiếp tiếp xúc với cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi giải quyết công việc; tăng cường kiểm tra,
giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc quản lý, sử dụng tài chính
công, tài sản công; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức,…
- Tiếp tục triển khai thực hiện
kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4655/QĐ- UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh);
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính (kèm theo Quyết định
số 2207/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh).
- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số
588/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh); Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày
11/5/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện thúc đẩy phát triển tài khoản
giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác cho người dân từ 15 tuổi
trở lên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
h) Thực hiện Chỉ thị số
10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ:
- Tiếp tục triển khai thực hiện
Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người
dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Tăng cường công tác kiểm tra
nhằm phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đã lợi dụng
chức vụ, vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; Lợi
dụng lòng tin, sự thiếu thông tin về chính sách, pháp luật của một bộ phận người
dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải
quyết không đúng quy định gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân và
doanh nghiệp.
5. Công tác
phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực
- Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện nghiêm Kế hoạch số 72-KH/TU, ngày 16/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy thực hiện Kết luận số 05-KL/TW, ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực
hiện Chỉ thị số 50- CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; chỉ đạo xử lý
trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ
sai phạm có liên quan đến tham nhũng, cán bộ có hành vi bao che cho tham nhũng,
tiêu cực.
- Chỉ đạo tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, tập trung vào những lnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu
cực, hoặc có nhiều dư luận về tình trạng tham nhũng, tiêu cực; những lnh vực
chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, bí mật[8]; tiến hành thanh tra trách nhiệm trong việc thực
hiện các quy định của pháp luật về PCTNTC.
- Nâng cao hiệu quả công tác
thanh tra, kiểm tra công vụ về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để kịp
thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà
cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; nâng cao đạo đức, kỷ
luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của cán bộ, công
chức, viên chức.
- Tập trung giải quyết kịp thời
các vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực thuộc thẩm quyền, thông tin phản
ánh tố cáo về tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị; đồng
thời, kịp thời biểu dương, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo, tố giác hành vi
tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
- Tăng cường phối hợp với cơ
quan Đảng, cơ quan Tư pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống, xử lý hành vi
tham nhũng, tiêu cực. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu để xảy ra tham nhũng; thực hiện
chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý đối với các hành vi, các vụ việc có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tội phạm, đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiến nghị của Kiểm
toán Nhà nước. Trong đó, đặc biệt tập trung chỉ đạo thực hiện dứt điểm 04 vụ việc
thuộc diện Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh theo dõi, xử lý:
+ Kết luận thanh tra số
404/KL-TTr ngày 26/3/2018 của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý Nhà nước
về đất đai, môi trường và đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu (thời kỳ 2011-2016).
+ Kết luận thanh tra số
261/KL-TTr ngày 17/9/2018 của Chánh Thanh tra tỉnh về thanh tra việc quản lý, sử
dụng đất đai, cơ sở hạ tầng và chấp hành quy hoạch xây dựng tại Bãi tắm Thùy
Vân - Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu.
+ Vụ việc Công ty Cổ phần Vốn
Thái Thịnh nợ tiền sử dụng đất;
+ Vụ việc Doanh nghiệp tư nhân
Nhà máy sản xuất nước đá Quốc Hương nợ tiền thuê đất.
6. Thực hiện
công tác PCTNTC trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước
- Doanh nghiệp, tổ chức khu vực
ngoài Nhà nước tiếp tục thực hiện công tác PCTNTC theo quy định của Luật PCTN
năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.
- Tổ chức thanh tra việc thực
hiện các quy định của pháp luật về PCTNTC đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực
ngoài Nhà nước.
- Tiếp tục tuyên truyền, hướng
dẫn, đôn đốc việc thực hiện công tác PCTNTC trong khu vực ngoài Nhà nước.
7. Phát huy
vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTNTC
Phát huy vai trò của Nhân dân, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên nâng cao vai trò phản
biện, giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTNTC; phối hợp tuyên truyền, vận động
Nhân dân thực hiện pháp luật về PCTNTC, tham gia tích cực vào việc phát hiện,
phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ,
công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tạo điều kiện và phát huy vai
trò của cơ quan thông tin truyền thông, báo chí, phát thanh và truyền hình
trong công tác PCTNTC. Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm phản
ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định của pháp luật về báo chí,
quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động PCTNTC và vụ việc tham
nhũng.
8. Đánh giá
công tác PCTN năm 2023
Thực hiện đánh giá công tác
PCTN đối với UBND tỉnh năm 2023 theo Kế hoạch số 198/KH-TTCP ngày 06/02/2024 của
Tổng Thanh tra Chính phủ về đánh giá công tác PCTN đối với các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương năm 2023.
9. Chế độ
thông tin báo cáo
- Thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định tại Thông tư số 01/2024/TT-TTCP ngày 20/01/2024 của Tổng Thanh tra
Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và PCTNTC.
- Thực hiện chế độ báo cáo định
kỳ, chuyên đề và đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước thuộc
tỉnh
- Căn cứ vào Kế hoạch này và chức
năng, nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện, chậm nhất ngày 20/4/2024, các địa
phương, đơn vị gửi kế hoạch về Thanh tra tỉnh để tổng hợp; thường xuyên theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện.
- Thực hiện chế độ báo cáo về
công tác PCTNTC theo quy định của Tổng Thanh tra Chính phủ tại Thông tư số
01/2024/TT-TTCP ngày 20/01/2024 (qua Thanh tra tỉnh để tổng hợp chung báo cáo
UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ).
- Có trách nhiệm phối hợp với
Thanh tra tỉnh thực hiện đánh giá công tác PCTN đối với UBND tỉnh năm 2023 theo
Kế hoạch số 198/KH-TTCP: Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu minh chứng phục vụ
tự đánh giá công tác PCTN theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh để nâng cao kết quả
đánh giá, khắc phục những hạn chế thiếu sót trong các kỳ đánh giá vừa qua.
2. Sở Tư pháp
a) Tham mưu Hội đồng phối hợp
phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn
thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, thị xã thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật nói chung, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về PCTNTC; lồng ghép việc bồi dưỡng pháp luật về PCTNTC
trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm cho đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
b) Thường xuyên thực hiện việc
kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời đề xuất xây dựng, ban
hành, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo quy định.
c) Định kỳ, tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh kết quả thực hiện (gửi về Thanh tra tỉnh tổng hợp).
3. Sở Nội vụ
a) Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc
các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện việc xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như: Thực hiện Quy tắc
ứng xử của người có chức vụ quyền hạn; kiểm soát xung đột lợi ích; thực hiện
chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học
công nghệ trong quản lý; thực hiện Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 22/4/2019 của Thủ
tướng Chính phủ. Định kỳ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện (gửi
về Thanh tra tỉnh tổng hợp).
b) Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp
kết quả công tác PCTNTC của tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập hoặc
phê duyệt điều lệ theo quy định tại các Điều 53, 54, 55 Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật PCTN; báo cáo UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) theo niên độ
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
4. Sở Tài chính
a) Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc
các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện việc xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Định kỳ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện (gửi về Thanh tra tỉnh
tổng hợp).
b) Thực hiện việc theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
theo quy định.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc tỉnh
Tiếp tục thực hiện khoản 2 Điều
6 Luật PCTN năm 2018 về việc đưa nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy; Chỉ
thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN
vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo. Định kỳ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
về kết quả thực hiện (gửi về Thanh tra tỉnh tổng hợp).
6. Sở Thông tin và Truyền
thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy, Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, đưa tin các nội dung liên quan đến công tác PCTNTC; nêu
gương “Người tốt, việc tốt”, những cá nhân tiêu biểu trong công tác PCTNTC. Thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công văn số 798/UBND-VP ngày 09/10/2023 của UBND tỉnh
về triển khai thực hiện Quy định số 116-QĐ/TW, ngày 28/7/2023 của Ban Bí thư về
“chỉ đạo, định hướng và cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
7. Thanh tra tỉnh chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan
a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCTNTC năm 2024 của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị.
b) Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị
thực hiện công tác kê khai, công khai tài sản, thu nhập; thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật PCTN
năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Quy chế phối hợp giữa các
cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo Quyết định số 56-QĐ/TW, ngày
08/02/2022 của Bộ chính trị; báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
c) Phối hợp chặt chẽ với Ban Nội
chính Tỉnh ủy, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh,
Tòa án nhân dân tỉnh xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, hành vi tham
nhũng, tiêu cực phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
đảm bảo đúng quy định.
d) Chủ trì, phối hợp của các cơ
quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh thực hiện đánh giá công tác PCTN
năm 2023 của UBND tỉnh.
đ) Chủ trì, phối hợp của các cơ
quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh thực hiện chế độ báo cáo định kỳ,
chuyên đề và đột xuất theo quy định tại Thông tư số 01/2024/TT-TTCP ngày
20/01/2024 và theo yêu cầu của UBND tỉnh.
e) Tham mưu UBND tỉnh văn bản
hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp,
tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Chủ trì theo dõi, tổng hợp kết
quả công tác PCTNTC trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (theo quy định tại
khoản 1 Điều 80 Luật PCTN; Điều 53, 54, 55 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính
phủ); báo cáo UBND tỉnh theo niên độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
g) Thực hiện việc theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị, địa
phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh xử lý dứt điểm 04 vụ việc thuộc diện Ban
Chỉ đạo PCTNTC tỉnh theo dõi, xử lý[9].
8. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh
a) Xây dựng các chuyên đề,
phóng sự chuyên sâu về các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; kết hợp chặt chẽ,
có hiệu quả với các cơ quan chức năng như kiểm tra, giám sát, thanh tra, nội
chính, công an và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc nhận diện, phát hiện
các hành vi vi phạm của cán bộ, đảng viên;
b) Tăng thời lượng và nội dung
thông tin, tuyên truyền; kịp thời nêu gương biểu dương người tốt, việc tốt và
phê phán, lên án các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật về PCTNTC.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh hướng dẫn các đoàn thể, các đơn vị thành viên tổ chức
tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về PCTNTC; động viên Nhân
dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin
về hành vi tham nhũng, tiêu cực nhất là hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, tham
nhũng vặt; cung cấp thông tin cho cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong
việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; thường xuyên giám sát việc thực hiện
pháp luật về PCTNTC.
10. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam chi nhánh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị, địa phương triển khai, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện Đề án
phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của Chủ tịch UBND
tỉnh); định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh tổng hợp) kết quả
thực hiện.
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
thanh tra về công tác PCTNTC của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh theo
quy định của pháp luật về PCTNTC; tổng hợp kết quả thực hiện công tác PCTNTC và
kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác PCTNTC tại các tổ chức tín
dụng trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) theo chế độ báo
cáo định kỳ hoặc đột xuất.
Trên đây là Kế hoạch công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024; trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc; các cơ quan, đơn vị, địa phương có ý kiến
gửi về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện
nghiêm túc Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (b/c);
- Cục III, Cục IV – Thanh tra Chính phủ (b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- Ban cán sự đảng UBND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh, Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh BR-VT;
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh;
- Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh;
- Các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước;
- Lưu: VT, NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Khánh
|
[1]
Xét Tờ trình số 541/TTr-TTr.NV4 ngày 22/3/2024 của Thanh tra tỉnh.
[2] Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thóai về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”
và Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn,
đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày
12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại
các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014; Chỉ thị số 33- CT/TW, ngày
03/01/2014 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê
khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của
Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện xử
lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết
luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của
Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ
pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc”; Chỉ thị số
27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác người đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực”; Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính
trị khóa XII về “trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối
thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của công dân”; Chỉ
thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử
lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Kết luận số 05-KL/TW, ngày 03/6/2021 của
Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về
“tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ
án tham nhũng”; Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về “tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt
trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế”; Thông báo số 12-TB/TW, ngày
06/4/2022 của Bộ Chính trị về “tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”; Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày
01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC về “một số nội dung về phòng, chống
tiêu cực”; Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về “kiểm soát
quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ”; Quy định
số 116-QĐ/TW, ngày 28/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về “chỉ đạo, định hướng
và cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”; Quy định
số 131-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về “kiểm soát quyền lực, phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật
đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán”; Quy định số 132-QĐ/TW, ngày
27/10/2023 của Bộ Chính trị về “kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử”; Kết luận số 54- KL/TW,
ngày 09/5/2023 của ban Bí thư về “tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW,
ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong
đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ.
[3]
Trong đó triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày
30/01/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Nghị quyết
số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ.
[4]
Khoản 1 Điều 6 Luật PCTN năm 2018 quy định: “Cơ quan thông tin, truyền thông
và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằm
nâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn”.
[5]
Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân
cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và
người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật
[6] Điều 10. Nội dung công khai, minh bạch
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải
công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây:
a) Việc thực hiện chính sách,
pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức,
viên chức; người lao động; cán bộ, chiến s trong lực lượng vũ trang và công
dân;
b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng
tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;
c) Công tác tổ chức cán bộ của
cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
d) Việc thực hiện chính sách,
pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c
khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết
công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai,
minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục
hành chính.
[7] Điều 29. Các trường hợp xung đột lợi ích
Người có chức vụ, quyền hạn được
xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc
hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình
giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
2. Thành lập, tham gia quản lý,
điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
3. Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí
mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham
gia giải quyết;
4. Sử dụng những thông tin có
được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ
chức hoặc cá nhân khác;
5. Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế
toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua
bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là
người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
6. Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt
động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước
hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình
trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
7. Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp
thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh
nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự
các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao
dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị
đó;
8. Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
9. Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
[8]
Như: Đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước
ngoài, công tác cán bộ, …
[9]
Kết luận thanh tra số 404/KL-TTr ngày 26/3/2018 của Thanh tra Chính phủ; Kết luận
thanh tra số 261/KL-TTr ngày 17/9/2018 của Chánh Thanh tra tỉnh; Vụ việc Công
ty Cổ phần Vốn Thái Thịnh nợ tiền sử dụng đất; Vụ việc Doanh nghiệp tư nhân Nhà
máy sản xuất nước đá Quốc Hương nợ tiền thuê đất