Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 94/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2023
Ngày có hiệu lực 27/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Phước Hiền
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 27 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 07/QĐ-BCĐTW-VPĐP ngày 17/10/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

b) Các nhiệm vụ triển khai phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí, hình thức, phù hợp với thực tiễn địa phương; thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, Nhân dân, sự tham gia giám sát phản biện của cơ quan truyền thông và các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ theo đúng Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Làm cơ sở cho các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình đảm bảo sát với thực tế, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

2. Yêu cầu:

a) Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

b) Thực hiện và đảm bảo yêu cầu các nội dung, nhiệm vụ của Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

c) Kế hoạch thực hiện của các địa phương cần đảm bảo tính khả thi, xác định rõ nội dung, giải pháp thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp trong tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Thực hiện hiệu quả nội dung bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo ra môi trường sống ở nông thôn an toàn và bền vững; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

a) Có 75% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu là 50 lít/người/ngày; 20% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập trung, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước.

b) Ít nhất 30% số hộ nông thôn thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; 50% chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định.

c) Ít nhất 20% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và được xử lý bằng các biện pháp phù hợp, hiệu quả; 50% số đơn vị cấp huyện có triển khai mô hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phí tập trung theo cụm hoặc theo khu vực phù hợp, hiệu quả.

d) Ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

đ) Có ít nhất 50% số xã có bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng và có phương án thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xử lý chất thải nguy hại.

e) Có 100% chất thải rắn và 50% nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống được thu gom và xử lý theo quy định.

g) Có 100% cơ sở sản xuất, sơ chế, giết mổ động vật, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

h) Ít nhất 80% hộ gia đình nông thôn và 90% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.

III. PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện: Triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến hết năm 2025.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ