Kế hoạch 939/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Số hiệu | 939/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/04/2018 |
Ngày có hiệu lực | 11/04/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký | Nguyễn Trung Thảo |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 939/KH-UBND |
Cao Bằng, ngày 11 tháng 4 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” (gọi tắt là Quyết định số 1898/QĐ-TTg) và Công văn số 39/UBDT-DTTS ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện với những nội dung như sau:
1. Mục đích:
Triển khai, thực hiện hiệu quả các mục tiêu Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025" tại Quyết định số 1898/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung của Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, thực hiện công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, miền núi; tiến tới xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, định kiến giới và các quan điểm lạc hậu về giới của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc thiểu số rất ít người; Nâng cao vị thế, vai trò phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình, xã hội, góp phần vào sự phát triển, tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao quán triệt đầy đủ nội dung Quyết định số 1898/QĐ-TTg và nội dung của kế hoạch này đến cán bộ, công chức và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; phối hợp, lồng ghép các hoạt động thực Hiện Đề án với các chương trình, chính sách khác có liên quan đã và đang triển khai tại địa phương, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công, góp phần hoàn thành mục tiêu của Kế hoạch đã đề ra.
Tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới đảm bảo tính khả thi, kế thừa, phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số; phải phù hợp với địa bàn, nhận thức của đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Đối tượng:
Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, công tác bình đẳng giới, người có uy tín, cán bộ thôn, bản và các tổ chức đoàn thể ở thôn, bản; cán bộ, giáo viên các trường, lớp bán trú, nội trú trên địa bàn toàn tỉnh.
Đồng bào các dân tộc thiểu số, học sinh các trường, lớp bán trú, nội trú, đặc biệt chú trọng đối tượng là người dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống trên địa bàn tỉnh.
2. Địa bàn, thời gian, đơn vị chủ trì thực hiện:
- Địa bàn thực hiện: các xã, phường, thị trấn (gọi chung là các xã) thuộc các huyện, thành phố, trọng tâm tại các vùng có đồng dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2018 đến hết năm 2025.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: giao cho Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
3. Nội dung hoạt động:
3.1. Tổ chức hội nghị, Hội thi sân khấu hóa tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới tại vùng DTTS và tại các trường học, đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh tại các trường dân tộc nội trú và bán trú trên địa bàn tỉnh.
- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác Dân tộc, chính sách Dân tộc, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống Bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật trẻ em, xóa bỏ định kiến, các quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình, ngoài xã hội; nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách về giới. Số lượng 39 lần/năm, mỗi lần 50 người dân trở lên (mỗi huyện 3 lần trở lên/ tổ, nhóm cộng đồng dân cư tại huyện, xã);
- Đối với các trường học: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong trường học theo tiêu chí: có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức; kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu, nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của giáo viên, học sinh, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam. Tuyên truyền, phổ biến Luật hôn nhân gia đình, phòng chống Bạo lực gia đình, các nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục về giới, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
+ Tập huấn cho từ 70 người /1lớp/năm/8 năm với đối tượng là cán bộ, giáo viên tại các trường nội trú, bán trú, các trường trên địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số rất ít người;
+ Với học sinh các trường, lớp nội trú, bán trú và các trường trên địa bàn có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người: Lồng ghép tuyên truyền trong các buổi ngoại khóa của nhà trường; mỗi trường ít nhất 01 lần/năm học/20 trường (13 trường nội trú, 4 xã có đông DTTS rất ít người và 03 trường bán trú).
- Tổ chức hội thi tìm hiểu, tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa: 01 Hội thi/huyện, thành phố/1 năm học (ưu tiên các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người như Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông,..).
3.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường nội trú, bán trú và người có uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
- Biên soạn, cung cấp tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện trình độ và văn hóa dân tộc.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông; vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, ban giám hiệu các trường trung học phổ thông nội trú, bán trú các cấp, người có uy tín vùng dân tộc thiểu số;