Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 910/KH-UBND về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 910/KH-UBND
Ngày ban hành 03/06/2021
Ngày có hiệu lực 03/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Đoàn Ngọc Lâm
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 910/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 03 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ DÂN SINH MÙA KHÔ NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Quyết định số 305/QĐ-TTg ngày 05/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phạm vi, đối tượng, nội dung chi và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương thực hiện phòng, chng, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; căn cứ tình hình thời tiết, nguồn nước trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chng hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nước, lương thực phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.

- Có kế hoạch tổ chức sản xuất, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng, phù hợp với khả năng cung cấp nước đảm bảo phục vụ sản xuất mùa khô và dân sinh mùa khô năm 2021.

- Cân đối điều tiết, dự trữ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người, gia súc và công nghiệp.

2. Yêu cầu

- Các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước để kịp thời triển khai giải pháp phòng, chng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp.

- Đảm bảo kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó khi hạn hán, thiếu nước xảy ra nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về sản xuất, đảm bảo an sinh, kinh tế.

- Các giải pháp phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả phòng chng hạn hán, thiếu nước.

- Sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán, thiếu nước đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định

II. Các biện pháp phòng, chống hạn

1. Giải pháp quản lý vận hành công trình

- Tăng cường công tác quản lý, điều tiết nguồn nước kịp thời theo kế hoạch. Việc phân phi nước phải có sự phối hợp đng bộ giữa các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi với các tổ chức, cá nhân, hộ dùng nước và bám sát lịch thời vụ gieo trồng, nhu cầu dùng nước của cây trồng.

- Xây dựng kế hoạch cấp nước và thực hiện cấp nước khoa học với phương châm xa tưới trước, gần tưới sau; xứ đồng cao tưới trước, xứ đồng trũng, thấp tưới sau để tăng hiệu quả tưới, tiết kiệm nguồn nước.

- Thường xuyên theo dõi mực nước trên các sông, hồ để chủ động điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm; bơm trữ vào các khu vực ao, hồ, vùng trũng để dự trữ.

- Quản lý chặt chẽ cống lấy nước đầu mối và các công trình tưới, đặc biệt là các cống tưới gần đầu mối, không để rò rỉ lãng phí nước.

- Khẩn trương hoàn thành các công trình, hạng mục công trình thủy lợi phục vụ tưới để kịp thời đưa vào phục vụ sản xuất.

- Tổ chức nạo vét, phát dọn kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy, khắc phục ngay những chỗ hư hỏng, rò rỉ để chng thất thoát nước.

- Nạo vét theo kế hoạch các cửa khẩu, kênh dẫn, kênh chính các trạm bơm, hồ đập để dẫn nước phục vụ bơm tưới như: Hồ Tiên Lang, huyện Quảng Trạch bơm tại cầu máng Quảng Thanh tưới cho thôn Phù Ninh xã Quảng Thanh; bơm tại hói Sác Rộc xã Phù Hóa tưới cho diện tích sản xuất của xã Phù Hóa; Hồ Đồng Ran, huyện Bố Trạch bơm tại máng Đồng Cửa hỗ trợ tưới cho vùng cuối tuyến xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch; Hồ Vực Nồi, huyện Bố Trạch bơm tại cầu máng Sơn Vạn và máng Vực Ngọc hỗ trợ tưới cho diện tích vùng cuối tuyến; Hồ Vực Sanh + Cửa Nghè, huyện Bố Trạch bơm dung tích nước chết trong hồ Vực Sanh hỗ trợ tưới...

- Chuẩn bị sẵn sàng phương án lắp đặt các trạm bơm bng động cơ điện, dầu dã chiến trên các tuyến kênh, kênh tiêu, ao, đầm, hồ tại các vị trí thuận lợi để tận dụng cấp nước tưới.

2. Giải pháp chuyển đổi cấu cây trồng

Chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích lúa nước thường xuyên bị thiếu nước qua các cây trồng chịu hạn, có nhu cầu nước ít, nhằm tiết kiệm nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

3. Giải pháp thông tin tuyên truyền

- Các địa phương, đơn vị, tổ chức tuyên truyền vận động người dân hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến tình trạng hạn hán, thiếu nước và tầm quan trọng của việc sử dụng nước tiết kiệm, tính tất yếu của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời phổ biến các phương pháp tưới tiết kiệm, khoa học nhằm tiết kiệm nước.

- Vận động người dân tích cực tham gia làm thủy lợi, nạo vét phát dọn kênh mương, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, tận dụng tối đa nguồn nước hiện có. Thực hiện tưới tiết kiệm, tưới vừa đủ cho nhu cầu cây trồng, giữ bờ bao, bờ thửa để lợi dụng khả năng trừ nước ở mặt ruộng, tránh tưới liên tục, tràn lan từ thửa này sang thửa khác.

[...]