Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 33/KH-UBND về phòng, chống rét hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022

Số hiệu 33/KH-UBND
Ngày ban hành 27/01/2022
Ngày có hiệu lực 27/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Phạm Văn Thành
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 27 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG RÉT HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Đê điều năm 2020; Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phòng, chống rét đậm, rét hại. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn trong năm 2022 sẽ có các đợt rét hại kéo dài, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đchủ động ứng phó với rét hại, hạn chế thấp nhất thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 318/TTr-SNNPTNT ngày 21/01/2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống rét hại trên địa bàn tỉnh năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương đối với công tác phòng, chống rét hại;

- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho người và bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét hại gây ra và thích ứng an toàn trong công tác phòng chống, dịch bệnh COVID-19 phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu kép” năm 2022.

2. Yêu cầu

- Công tác phòng chống rét hại bám sát các chỉ đạo của Tỉnh ủy tại các văn bản: (1). Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 31/12/2021 về phòng, chống rét đậm, rét hại; (2). Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 11/8/2021 về tăng cường chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh; (3). Chương trình hành động số 39-CTr/TU ngày 04/6/2020 thực hiện Chthị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư và Kế hoạch s 106/KH-UBND ngày 11/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2020 - 2025;

- Chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo an toàn cho người nhất là với người già, trẻ nhỏ, học sinh và sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; huy động toàn bộ hệ thống chính trị làm tốt công tác tuyên truyền để người dân thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống rét hại;

- Chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực, cơ sở vật chất, cây, con giống....; kịp thời ứng phó, xử lý khi rét hại xảy ra để đảm bảo an toàn cho người, sớm ổn định sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, leo đơn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế ảnh hưởng của rét hại trên địa bàn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa biết về tình hình thời tiết, rét hại để chủ động phòng chống;

- Đa dạng hóa hình thức, phương thức tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng chống rét đến cộng đồng phù hợp với tình hình tại địa phương.

2. Công tác ứng phó

- Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét hại; tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa biết để chủ động phòng chống;

- Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh, ăn uống đủ các chất dinh dưỡng đ tăng sức đề kháng, rèn luyện sức khỏe, vệ sinh cá nhân hàng ngày, hạn chế hoạt động ngoài trời lnh, không dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người; căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học (nếu cn);

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cchuồng trại, che chn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chng đói, rét; sẵn sàng phương án di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản;

- Tổ chức các đoàn công tác với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn xuống cơ sở kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng. Hướng dẫn nông dân khẩn trương làm đất, chuẩn bị đầy đủ vật tư phân bón, giống, thực hiện gieo trồng đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn; đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng;

- Chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông;

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để thực hiện các hoạt động phòng, chống; triển khai lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở, hỗ trợ vật tư, kinh phí cho người dân, nht là gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc, các hộ nghèo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại như: gia cố, che chắn, vệ sinh chung trại; chuẩn bị, dự trữ thức ăn, vắc xin phòng bệnh, khôi phục sản xuất,...

3. Công tác khắc phục thiệt hại

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Thống kê, tổng hợp kịp thời tình hình thiệt hại do rét hại, dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có biện pháp chỉ đạo kịp thời; chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện hỗ trợ thiệt hại sản xuất cho các hộ gia đình bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp nguồn kinh phí dự phòng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác không đủ để hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp thiệt hại theo quy định tại Quyết định số 1568/2017/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ và Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Bổ sung một số điều tại Quyết định số 1568/2017/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh

[...]