Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 20/05/2022
Ngày có hiệu lực 20/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Trần Văn Tuấn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 20 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC, PHỔ CẬP KỸ NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án);

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 15/TTr-STTTT ngày 02/5/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập k năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi s quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với nội dung như sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số, vì nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số.

- Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số, từ đó cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội s bao trùm và toàn diện.

- Phát triển nguồn nhân lực là then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Chính phủ đã đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biển mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của địa phương, của quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2025:

- Lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mình. Mọi người dân trong tỉnh được cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi s trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

- 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước trên địa bàn tỉnh được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, k năng số, công nghệ số.

- 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.

- 70% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

- 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tham gia mạng lưới chuyển đổi s với đội ngũ thành viên thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong tỉnh.

- Cử thành viên tham gia lớp đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các trường đại học dân lập trên địa bàn tỉnh tham gia thí điểm triển khai mô hình “Giáo dục đại học s”.

- Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh bổ sung thêm chương trình đào tạo về chuyn đi s nhằm hướng tới đào tạo được các k sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số.

- 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có tổ chức hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

b) Mục tiêu đến năm 2030:

- 90% người dân trong độ tuổi lao động biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

- Mở rộng triển khai mô hình “Giáo dục đại học số” trên địa bàn tỉnh.

- Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh có khả năng đào tạo kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số.

- 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có tổ chức hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

[...]