Kế hoạch 89/KH-UBND thực hiện giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 17/04/2017
Ngày có hiệu lực 17/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017

Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của thành phố Hà Nội; Quyết định số 6768/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2017 của thành phố Hà Nội; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch như sau:

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NĂM 2017

1. Thun li:

- Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi tăng trưởng. Lộ trình cam kết trong các FTA tiếp tục xóa bỏ hoặc giảm thuế đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam.

- Kinh tế vĩ mô trong nước được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát; Thành phố tiếp tục thực hiện cải cách hành chính quyết liệt, cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.

2. Khó khăn:

- Tình hình thế giới năm 2017 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế thế gii có thể tăng cao hơn năm 2016 nhưng vẫn phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều rủi ro1, dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng, khó lường. Ở trong nước, bên cạnh thuận lợi vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp trong khi Việt Nam đang tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Nợ công ở mức cao, gây áp lực đối với mục tiêu ổn đnh kinh tế vĩ mô; nợ xấu chưa được xử lý triệt để, cản trở mục tiêu giảm lãi suất cho doanh nghiệp; lương tối thiểu năm 2017 tăng thêm 7,3% và chi phí vận tải tăng làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu; một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực như: ngành dệt may, ngành da giày vẫn gặp nhiều khó khăn do bị cạnh tranh gay gắt từ nhiều thị trường. Đối với Hà Nội, tỷ lệ điều tiết ngân sách điều chỉnh giảm (t42% còn 35%) sẽ hạn chế về nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thành phố.

II. MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU:

1. Mc đích:

- Tạo chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng, tạo. Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức về hội nhập quốc tế. Thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, khuyến nông, sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện hiệu quả việc trao đổi, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương. Phát triển các lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, viễn thông, các dịch vụ giám định khoa học, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh... Đẩy mạnh thu hút, kêu gọi đầu tư hai dự án logistics theo quy hoạch.

- Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh hàm lượng công nghệ cao. Đẩy mạnh kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực cơ điện tử, chế tạo máy, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu.

- Các Sở, ban, ngành coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, ban, ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố.

2. Chỉ tiêu tăng trưởng: Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2017 trên địa bàn Thành phố tăng 4,5% so với thực hiện năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 11.100 triệu USD.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng cải cách hành chính lĩnh vực hải quan, thuế, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giải quyết các thủ tục đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu; ứng dụng rộng rãi hơn việc thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng internet, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

2. Xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu: Hoàn thành Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp; Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực; Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ; Kế hoạch phát triển thương mại điện tử; Đề án quản lý và phát triển hoạt động Logistics trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3. Thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan trung ương trên địa bàn; kiểm soát, quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng.

4. Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất. Trong đó, tập trung vào: Tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; đào tạo Giám đốc điều hành và kiến thức quản trị doanh nghiệp; đào tạo, tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu về: nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề và các mặt hàng nông sản chủ lực, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các rào cản trong thương mại quốc tế, chính sách mới, thông tin thị trường kịp thời (chú trọng tới thông tin phục vụ hoạt động xuất, nhập khẩu trước các diễn biến mới liên quan đến TPP và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với từng ngành hàng).

5. Tiếp tục thực hiện kết nối cung - cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu: Duy trì tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ tại các Trung tâm giới thiệu việc làm và tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động.

6. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ shạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu: Chú trọng đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; trung tâm Logistics hạng I và hạng II.

7. Đổi mới, nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu, theo hướng:

- Xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch năm 2017, định hướng đến năm 2020 theo hướng chiến lược, nâng tầm nhìn, dự đoán thị trường, chú trọng đến công tác xúc tiến tại nước ngoài, tham gia các Hội chợ Quốc tế có quy mô, chất lượng tại các thị trường xuất khẩu quan trọng; thị trường tiềm năng; thị trường Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và khai thác các thị trường mới; xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề, hàng nông sản, dệt may, công nghiệp hỗ trợ; đón các Đoàn nhập khẩu nước ngoài vào giao dịch thương mại tại Hà Nội. Kết hợp công tác xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư áp dụng những công nghệ mới, hiện đại, khả thi, hiệu quả, cụ thể, phù hợp với thực tế của Thành phố. Công tác tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thực hiện theo phương châm “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả ”, “một việc, một đầu mối xuyên suốt”.

- Tổ chức các Đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Triển lãm, giao dịch thương mại - Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo và các sự kiện xúc tiến đầu tư gắn kết với các hoạt động đối ngoại của Thành phố, tăng cường quan hệ giữa thành phố Hà Nội với các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, đại diện các tổ chức quốc tế tiêu biểu trên địa bàn.

8. Duy trì thường xuyên việc tổ chức hội nghị, giao ban tiếp xúc doanh nghiệp để thu thập thông tin, nắm bắt tình hình, trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và kiến nghị cấp thẩm quyền giải quyết đề xuất của Doanh nghiệp.

9. Tăng cường giám sát hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, thanh tra, kiểm tra đối với việc kinh doanh các mặt hàng có điều kiện và các đơn vị nhập khẩu, phân phối nhằm kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

[...]