Kế hoạch 89/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội đến năm 2020

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2013
Ngày có hiệu lực 30/05/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định s 5528/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình), UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hin Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.

2. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, các ngành, các cấp cần phải bám sát 6 nhiệm vụ, 9 giải pháp của Chương trình, chú trọng thực hiện lng ghép nhiệm vụ, đề án, dự án thuc các chương trình khác đang triển khai trên địa bàn có tác đng đến đi tượng thanh niên và được triển khai đồng bộ ở các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, đảm bảo đạt hiệu quả, thiết thực.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Giai đoạn 2013-2015

a) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp y đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội đối vi thanh niên và công tác thanh niên.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, đt tập huấn, lồng ghép với các hình thức truyền thông khác, gn với các phong trào thi đua..., để tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình, Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Ha Nội giai đoạn 2011 - 2020; vị trí, vai trò ca thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tquốc; coi các chỉ tiêu phát triển thanh niên là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xà hội của Thành phố.

b) Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, hiểu biết của thanh niên về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế, định hướng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, đặc biệt chú trọng xây dựng và bi dường đảng viên trẻ trong la tuổi thanh niên. Bồi dưỡng lòng tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống lịch s, văn hóa của Việt Nam và của Thủ đô Hà Nội, định hưng tiếp thụ có chọn lọc văn hóa truyền thống và hiện đại của thế giới cho thanh niên. Phổ biến, giáo dục pháp luật; định hướng đạo đức, lối sống, nếp sống; rèn luyện knăng sống cho thanh niên, thu hút thanh niên vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với nhu cầu và sở thích lành mạnh của la tuổi.

c) Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên từ Thành phố đến cơ sở. Tập trung xây dựng, triển khai và thực hiện chính sách, cơ chế của Nhà nước và Thành phố đối với thanh niên. Thực hiện các đề án, chính sách nhằm thu hút thanh niên tài năng vào làm việc tại cơ quan nhà nước và thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng cựu Thanh niên xung phong.

d) Tăng cường các hoạt động hỗ trợ thanh niên học tập, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, có thêm nhiều cơ hội tìm việc làm phù hợp, góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trẻ cht lượng cao đáp ứng yêu cầu của thơi kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quc tế của Thủ đô.

e) Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình hàng năm và kết thúc giai đoạn 1 (2013 - 2015), làm cơ sở để tiếp tục xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2 (2016 - 2020).

2. Giai đoạn 2016 – 2020

Sau khi tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trong giai đoạn 1 (2013 - 2015), Ban Chỉ đạo tham mưu UBND Thành phố tiến hành bổ sung, điều chỉnh các chỉ tiêu, giải pháp, các nhiệm vụ, đề án, dự án phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2 (2016 -2020) đạt hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội Vụ

- Là đơn vị thường trực, chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo).

- Đôn đốc, hướng dẫn, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu tổ chức kiểm tra các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương, lãnh đạo các đơn vị trong việc việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình.

- Phối hợp mạng lưới cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về thanh niên thuộc sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên trên địa bàn thực hiện giám sát quá trình triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án.

- Tổng hợp tình hình thực hiện của các cấp, các ngành trên địa bàn Thành phố, báo cáo Ban Chỉ đạo theo định kỳ; tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết giai đoạn 1 (vào năm 2015) và giai đoạn 2 (vào năm 2020)

2. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội

- Tham gia giám sát việc thực hiện Luật Thanh niên, cơ chế, chính sách về thanh niên nói chung và thực hiện Chương trình, Kế hoạch nói riêng; cung cấp thông tin thường xuyên tới Ban Chỉ đạo.

- Chỉ đạo Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên tại các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án của Kế hoạch chủ động đăng ký tham gia hoặc đảm nhiệm một phần nhiệm vụ, đề án, dự án, nhằm phát huy vai trò xung kích, trực tiếp tham gia phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô của thanh niên.

- Tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc xây dựng tổ chức Đoàn, Hội ở cơ sở vững mạnh làm nòng cốt phát triển các phong trào hành động cách mạng của thanh niên; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, củng cố, đề xuất thành lập mới nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Thành Đoàn.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành liên quan thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt từng nhiệm vụ, đề án, dự án của Kế hoạch không sử dụng kinh phí thương xuyên và kinh phí thuộc chương trình khác. Trong quá trình thực hiện, theo dõi và tham mưu UBND Thành phố điều chỉnh phê duyệt các nhiệm vụ, đề án, dự án theo thẩm quyền.

4. Sở Tài chính: Bố trí kinh phí thực hiện Chương trình, Kế hoạch; thẩm định dự toán, hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án của các cơ quan, đơn vị. Trong quá trình thực hiện, theo dõi và tham mưu UBND Thành phố điều chỉnh phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ, đề án, dự án theo thẩm quyền.

[...]