ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 89/KH-UBND
|
Nghệ An, ngày 02
tháng 02 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TUYÊN
TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM
2024
Thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của
Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số
48/NQ-CP ngày 05/4/2023 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2023-2025; Kế hoạch số 1039/KH-UBND
ngày 29 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Nghệ An về triển khai công tác bảo đảm
trật tự an toàn giao thông năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh ban
hành kế hoạch tuyên truyền pháp luật (TTPL) về trật tự an toàn giao thông
(ATGT) trên địa bàn tỉnh năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp
luật và xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng dân cư, hướng tới một xã hội
trật tự, kỷ cương, an toàn trong giao thông.
1.2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ các Sở, ban, ngành và năng lực,
đạo đức, ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ trong việc thực hiện có
hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
1.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả của
các thành viên Tiểu ban tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tỉnh,
Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, thị xã. Xây dựng mối quan hệ phối
hợp đồng bộ, hiệu quả giữa ngành có liên quan trong công tác tuyên truyền pháp
luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
1.4. Góp phần đạt mục tiêu giảm tai nạn giao thông
trên địa bàn tỉnh trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị
thương so với năm 2023; phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông nghiêm trọng; đặc
biệt nghiêm trọng, không để xảy ra ùn tắc giao thông trên các trục giao thông
chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị.
2. Yêu cầu
2.1. Đổi mới các hình thức tuyên truyền phù hợp với
nhận thức của từng đối tượng tham gia giao thông, từng vùng, miền khác nhau.
Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác tuyên truyền pháp luật
về trật tự an toàn giao thông.
2.2. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác tuyên truyền từ cấp tỉnh đến cơ sở. Chú trọng tuyên truyền
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an
toàn giao thông là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông như: Điều
khiển xe chạy quá tốc độ quy định, sử dụng rượu bia trong khi lái xe, thiếu chú
ý quan sát, lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông để sản xuất, kinh
doanh, buôn bán,...; mức xử phạt và hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm
pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2.3. Gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với
kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị, thành
viên Tiểu ban tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT.
2.4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong
công tác tuyên truyền an toàn giao thông.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, GIẢI
PHÁP
1. Đối tượng tuyên truyền
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật các quy
định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa với
chủ đề năm 2024 “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.
Trong đó tập trung các đối tượng cán bộ, công chức được giao phụ trách nhiệm vụ
về ATGT cấp xã; trưởng thôn, khối, xóm, bản dọc hai bên các tuyến quốc lộ, đường
tỉnh; người điều khiển thủy nội địa, chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
có hoạt động về đường thủy nội địa; học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, các
chủ xe, người điều hành vận tải các đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe, người đứng
đầu các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt, chủ các cảng, bến thủy nội địa; đồng
bào dân tộc thiểu số, người dân sống tại các vùng sâu, vùng xa.
2. Nội dung tuyên truyền
2.1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật
về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa với chủ đề năm
2024 “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.
2.2. Tiếp tục phổ biến, quán triệt các văn bản của
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về an toàn giao thông, đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao
thông trong cộng đồng dân cư; xây dựng điển hình các địa phương, đơn vị, cơ
quan, trường học không có người vi phạm trật tự an toàn giao thông và không có
tai nạn giao thông.
2.3. Tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, đặc biệt là việc
sử dụng mô tô, xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, uống rượu bia
khi tham gia giao thông, tuyên truyền về hậu quả, tác hại của tai nạn giao
thông.
Tuyên truyền các văn bản pháp luật mới có liên quan
đến lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Nghị định
123/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng
hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng; Nghị định số
139/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; Nghị quyết số
27/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh quy định một số biện pháp tăng cường
giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường
sắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật trật tự an toàn giao thông trong các tầng lớp Nhân dân; huy động
sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn
tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an
toàn giao thông.
3.2. Đổi mới hình thức tuyên truyền, xây dựng các
mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả để nhân rộng; tăng thời lượng tuyên truyền trên
các kênh thông tin đại chúng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức
các hoạt động tuyên truyền pháp luật về TT ATGT.
3.3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các thành
viên Tiểu ban tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong việc
chỉ đạo, kiểm tra công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông thuộc lĩnh vực
mình quản lý, địa bàn được phân công theo dõi. Tổ chức kiểm tra, đánh giá một số
đơn vị, địa phương trong việc triển khai kế hoạch tuyên truyền pháp luật về trật
tự an toàn giao thông.
3.4. Phối hợp đồng bộ và thường xuyên giữa các
thành viên Tiểu Ban tuyên truyền pháp luật giao thông và các ngành có liên quan
trong công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
3.5. Thông báo các trường hợp vi phạm đến các cơ
quan, tổ chức, địa phương nơi cư trú, công tác, học tập của người có hành vi vi
phạm về trật tự an toàn giao thông để nhắc nhở, giáo dục theo quy định.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Sở Tư pháp - Trưởng Tiểu ban
tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tỉnh
1.1. Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyên
truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; khâu nối, đôn
đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành là thành viên của Tiểu ban tuyên truyền pháp
luật về trật tự an toàn giao thông tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu
quả. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
1.2. Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham
mưu UBND tỉnh rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trật tự
an toàn giao thông, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục kịp thời những bất
cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. (Thời gian thực hiện: Cả
năm 2024)
1.3. Tổ chức các cuộc bồi dưỡng kiến thức pháp luật
mới về trật tự giao thông cho học sinh, sinh viên; lao động tự do và công nhân
lao động trong các khu công nghiệp. (Thời gian thực hiện: Quý II, III, IV năm
2024)
1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông nhằm xây dựng văn hóa
giao thông cho người dân, đảm bảo tất cả người dân được tiếp cận với kiến thức
an toàn giao thông. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
1.5. Xây dựng 05 mô hình câu lạc bộ pháp luật về trật
tự an toàn giao thông ở các địa phương (Thời gian thực hiện: Quý II năm 2024)
1.6. Tham mưu sơ kết, tổng kết công tác tuyên truyền
pháp luật về giao thông của Tiểu ban theo định kỳ, báo cáo UBND tỉnh. (Thời
gian thực hiện: Tháng 5, tháng 11 năm 2024)
1.7. Trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc
công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại huyện Nam
Đàn. (Thời gian thực hiện: Quý III/2024)
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
2.1. Tăng cường quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền về
pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông cho toàn thể cán
bộ, giáo viên, người lao động và học sinh, đặc biệt là việc thực hiện nghiêm
túc những quy định mới của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và Nghị định
123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao
thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, nhất là các quy định xử phạt về
nồng độ cồn và các quy định liên quan đến an toàn giao thông trong Luật phòng
chống tác hại của rượu bia để cán bộ, giáo viên và học sinh nghiêm chỉnh chấp
hành; tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên và học sinh “Đã uống rượu, bia -
không lái xe”,...
2.2. Tiếp tục chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục
tổ chức tuyên truyền, giáo dục đối với học sinh. Kiểm tra, rà soát việc ký cam
kết không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đối với các trường học, cơ sở
giáo dục, đặc biệt là cam kết không sử dụng (hoặc thuê) các phương tiện không đảm
bảo điều kiện về ATGT để đưa, đón học sinh.
2.3. Phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT; tăng cường tuyên truyền
các quy định về đảm bảo an toàn trong giao thông đường bộ, đặc biệt là quy định
bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy và xe đạp điện, xe máy điện.
2.4. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tài
liệu giảng dạy và các hoạt động ngoại khoá về an toàn giao thông.
2.5. Chỉ đạo nâng cao hiệu quả mô hình mô hình “Cổng
trường an toàn giao thông”; tiếp tục phối hợp nhân rộng và thực hiện có hiệu quả
mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tiêu biểu (Thời gian thực hiện: Cả năm
2024).
2.6. Phát động Ngày hội “Thanh niên với văn hóa
giao thông năm 2024” bằng các hoạt động phù hợp trong các trường học trên địa
bàn tỉnh (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024).
2.7. Phát động “Tháng cao điểm an toàn giao thông
cho học sinh tới trường” (Thời gian thực hiện: Tháng 9 năm 2024).
2.7. Trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc
công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại huyện Đô
Lương (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024).
3. Sở Giao thông vận tải
3.1. Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Sở; tham gia các lớp tập huấn bồi
dưỡng, nâng cao năng lực về kỹ năng công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói
chung và phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói riêng.
(Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
3.2. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm tạo
ấn tượng, dễ nhớ đối với các nội dung cần tuyên truyền, phổ biến, ưu tiên đẩy mạnh
ứng dụng CNTT đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến; gắn hoạt động tuyên
truyền, phổ biến pháp luật với công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành
chính để nâng cao hiệu quả (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
3.3. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức
năng và chính quyền địa phương các cấp tổ chức tuyên truyền những nội dung của
các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thủy nội địa để tạo sự chuyển biến về ý thức tự giác chấp hành pháp luật của mỗi
người dân khi tham gia giao thông; đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của
các cán bộ, công chức, viên chức trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
3.4. Tổ chức ký cam kết chấp hành các quy định về bảo
đảm an toàn giao thông với các tổ chức, cá nhân liên quan; phối hợp với các đơn
vị, địa phương ký cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn
giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, trọng tâm là các nội dung: Không lấn
chiếm, tái lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn giao thông; không đưa
bến thủy nội địa, phương tiện đường thủy nội địa không đủ điều kiện vào hoạt động.
(Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
3.5. Tăng cường phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao
thông thông qua hệ thống truyền thanh, truyền hình... (Thời gian thực hiện: Cả
năm 2024)
3.6. Phối hợp tốt với Ban An toàn giao thông tỉnh
và cơ quan chức năng trong các hoạt động: Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh; tặng
áo phao, dụng cụ nổi cầm tay tại các cảng, bến thủy nội địa; thăm hỏi, tặng quà
gia đình nạn nhân các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; tổ chức Lễ
tưởng niệm các nạn nhân tai nạn giao thông... (Thời gian thực hiện: Cả năm
2024)
3.6. Trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc
công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại huyện Nghi Lộc.
(Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
4. Công an tỉnh
4.1. Tập trung tham mưu, chỉ đạo triển khai đồng bộ,
toàn diện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức
và ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn
trong nhân dân; kịp thời lên án, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về
TTATGT, chống người thi hành công vụ.
4.2. Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội
dung, đa dạng hình thức tuyên truyền; chủ động cung cấp số liệu liên quan về
tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh cho các cơ quan báo chí,
đơn vị thông tin truyền thông; xác định rõ nhóm đối tượng tuyên truyền, từng
vùng, miền khác nhau, ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tới mọi tầng lớp Nhân
dân. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
4.3. Chủ động phối hợp các ban, ngành, đoàn thể xây
dựng các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù
hợp về công tác đảm bảo TTATGT trong tình hình mới, thường xuyên chú trọng công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của người dân khi tham gia giao thông trong tình hình mới.. (Thời gian thực
hiện: Cả năm 2024)
4.4. Trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc
công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại thành phố
Vinh. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
5. Sở Văn hóa và Thể thao
5.1. Tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng
cáo rượu, bia đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật. (Thời gian
thực hiện: Cả năm 2024)
5.2. Tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng
cáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
5.3. Xây dựng kế hoạch triển khai tuyên truyền xây
dựng Năm an toàn giao thông 2024 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng
văn hóa giao thông an toàn”.
5.4. Trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc
công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại huyện Tân Kỳ.
(Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
6. Sở Thông tin và Truyền thông
6.1. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa
bàn, Cổng thông tin điện tử, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền các
quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông; biểu
dương các hình ảnh đẹp xây dựng văn hóa giao thông; lên án, phê phán các hành
vi xấu có ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn giao thông để kịp thời chấn chỉnh, xử
lý.. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
6.2. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn
giao thông trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An cho tất cả mọi
người dân, trong đó bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức và học sinh
trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh. (Thời gian thực hiện:
Cả năm 2024)
6.3. Biên soạn, biên tập và xuất bản các tài liệu
tuyên truyền về trật tự ATGT để phục vụ công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh.
(Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
6.4. Tiếp tục Triển khai Kế hoạch số 398/KH-UBND,
ngày 21/7/2021 về tổ chức tuyên truyền pháp luật về ATGT trên hệ thống thông
tin đại chúng giai đoạn 2021-2025. (Thời gian thực hiện: Quý II/2024)
7. Sở Tài chính
Trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài
chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật
về trật tự an toàn giao thông theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các
quy định hiện hành.
8. Tỉnh Đoàn
8.1. Tiếp tục triển khai rộng rãi các hoạt động
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia đảm bảo An toàn giao thông, cuộc
vận động Thanh niên với văn hóa giao thông, phát động trong toàn tỉnh đợt cao
điểm dịp lễ tết. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
8.2. Xây dựng kế hoạch dài hạn thực hiện xây dựng
Văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên để hình thành văn hóa giao thông
trong thế hệ trẻ hướng đến mục tiêu xây dựng văn hóa giao thông, ý thức tham
gia giao thông văn minh, hiện đại phù hợp với tình hình mới.. (Thời gian thực
hiện: Quý III/2024)
8.3. Chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
các cấp phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tổ chức các hoạt động Đoàn
thanh niên tham gia đảm bảo trật tự ATGT năm 2024. Đánh giá việc triển khai mô
hình điểm Thanh niên với ATGT năm 2023 và nhân rộng ít nhất 10 mô hình thanh
niên với ATGT năm 2024. Phát động xây dựng đoạn đường xanh - sạch - đẹp trong
thôn, xóm, làng, bản... (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
8.4. Tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng
xã hội Facebook, zalo... trong đoàn viên, thanh thiếu niên pháp luật về trật tự
an toàn giao thông, kỹ năng điều khiển mô tô, xe máy, xe máy điện an toàn cho
thanh, thiếu nhi tham gia giao thông; tiếp tục thực hiện cuộc vận động Thanh
niên với văn hóa giao thông (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
8.5. Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT. (Thời gian thực hiện: Cả
năm 2024)
8.6. Trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc
công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại huyện Thanh
Chương. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
9. Văn phòng Ban An toàn giao
thông tỉnh
9.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về trật
tự an toàn giao thông, tập trung chủ đề Năm an toàn giao thông 2024 là “Thượng
tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”; đổi mới, đa dạng hóa các
hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tới mọi tầng lớp
Nhân dân.
9.2. Phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận
tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai các hoạt động tuyên
truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các trường học, địa phương,
nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư,...; các hoạt động tuyên truyền theo chỉ đạo,
hướng dẫn của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và tăng cường xây dựng, đánh
giá và nhân rộng các mô hình tiêu biểu như: “Cổng trường an toàn giao thông”.
“Đoạn đường tự quản”,... trên địa bàn tỉnh. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
9.3. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại
chúng tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại
chúng, nhất là trên truyền hình, phát thanh và các trang mạng xã hội; xây dựng
kế hoạch tuyên truyền theo chủ đề phù hợp với từng đối tượng, vùng miền. (Thời
gian thực hiện: Cả năm 2024)
9.4. Nhân rộng các hình thức tuyên truyền trực quan
như: Lắp đặt bảng, biển, pano, sách nhỏ...; xây dựng video, clip hướng dẫn kỹ
năng tham gia giao thông; sản xuất các sản phẩm truyền thông (phóng sự, thông
điệp, áp phích, pano, đĩa CD, VCD, sách nhỏ, bút gắn tờ rơi, đề can dán...) để
tuyên truyền thống nhất trên toàn tỉnh.
9.5. Tiếp tục phối hợp các sở, ngành, đoàn thể xã hội
thực hiện tuyên truyền theo chuyên đề: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia;
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm
đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không sử dụng điện thoại khi
điều khiển phương tiện; .... (Thời gian thực hiện: Quý II, III/2024)
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh
10.1. Hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp
tuyên truyền vận động toàn dân tham gia bảo đảm an toàn giao thông.
10.2. Đẩy mạnh phong trào "người tốt, việc tốt",
phát hiện kịp thời khen thưởng cá nhân, tập thể, các mô hình tiêu biểu đảm bảo
trật tự an toàn giao thông ở địa bàn khu dân cư. Vận động nhân dân thông qua cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để tham
gia làm đường giao thông nông thôn, không lấn chiếm và tự giác tháo dỡ, bàn
giao mặt bằng cho công trình giao thông; xây dựng mô hình "tự quản về an
toàn giao thòng". (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
10.3. Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển
khai việc giáo dục, kiểm điểm người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao
thông tại các khu dân cư, thôn, bản, các trường học, cơ quan, đơn vị nơi công
tác, học tập. Hưởng ứng chương trình quốc gia “Thập kỷ an toàn giao thông”;
ngày tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. (Thời gian thực hiện:
Cả năm 2024)
10.4. Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách,
pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phản biện xã hội xây dựng chính sách
về trật tự an toàn giao thông. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
10.5. Trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc
công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại huyện Quế
Phong. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
11. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Báo Nghệ An
11.1. Xây dựng các chuyên mục, chương trình, các
tin, bài, phóng sự có nội dung tuyên truyền bám sát chủ đề năm an toàn giao
thông 2024 “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. (Thời
gian thực hiện: Cả năm 2024)
11.2. Tổ chức phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với
người đứng đầu, người phụ trách lĩnh vực trật tự ATGT về các vấn đề còn tồn tại,
vướng mắc trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện như: Giải tỏa hành lang
an toàn giao thông, chống tái lấn chiếm vỉa hè đô thị để kinh doanh, họp chợ
gây ùn tắc, cản trở giao thông... nêu gương người tốt, việc tốt về chấp hành
giao thông, văn hóa khi tham gia giao thông; xử phạt nghiêm minh hành vi vi phạm
pháp luật về giao thông. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
11.3. Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng, hiệu
quả tuyên truyền các chuyên mục, chương trình, tin bài về công tác bảo đảm trật
tự ATGT, thường xuyên phát sóng các thông điệp về ATGT. Xây dựng phóng sự tổng
hợp đánh giá về tình hình thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
trên địa bàn tỉnh để phát trong các đợt sơ kết, tổng kết năm. Sắp xếp, bố trí
thời gian phát sóng chương trình ATGT vào thời gian thích hợp để thu hút người
xem. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
11.4. Trực tiếp theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc
công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại huyện Anh
Sơn. (Thời gian thực hiện: Cả năm 2024)
12. UBND các huyện, thành phố,
thị xã
Trên cơ sở Kế hoạch UBND tỉnh, UBND các huyện,
thành phố, thị xã, xây dựng chương trình cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện
địa phương, đồng thời có giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật trong đó tập trung một số nội dung sau:
12.1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các kế hoạch,
chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các văn bản pháp luật của Trung ương và địa
phương liên quan đến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa, đường hàng hải, hàng không. Các tiêu chí văn hóa giao thông
đường bộ theo Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 09/10/2013 của Bộ Văn hóa, thể
thao và du lịch và Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt; Nghị định
123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao
thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
12.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phát huy hiệu
quả việc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn về
nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, việc nhắc nhở, kiểm điểm người vi
phạm giao thông, đặc biệt tại các điểm nóng về tai nạn giao thông và vào mùa
mưa lũ tại các bến phà, cầu tràn .... Thực hiện nghiêm việc cấm cán bộ, công chức
can thiệp vào việc xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng chức năng; xử lý
nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm trật tự an toàn giao thông.
12.3. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm
điểm, giáo dục người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các tổ
dân cư, khối, xóm, thôn, bản, cơ quan, trường học, đồng thời có thông báo phản
hồi cho ngành Công an theo quy định.
12.4. Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác giải tỏa
hành lang an toàn giao thông, lập lại trật tự vỉa hè, đô thị.
12.5. Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí cho công
tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông năm 2024.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp - Trưởng Tiểu ban TTTTPL về trật
tự ATGT tỉnh hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực
hiện kế hoạch này.
2. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện,
thành, thị trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, xây dựng Kế hoạch triển khai
và thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Định kỳ (31/5 tháng, 30/11) gửi báo cáo về
UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp tổng hợp).
3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn
giao thông được bố trí cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và thị
xã theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc
báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp tổng hợp) xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể được phân công nhiệm vụ;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Lưu VT, NC (TP, Hà).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Vinh
|