Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP do tỉnh Sóc Trăng ban hành

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 17/06/2019
Ngày có hiệu lực 17/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sóc Trăng
Người ký Ngô Hùng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 17 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025,

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ, như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý nhà nước nhằm cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng, phát triển hoàn thiện Chính quyền điện tử (CQĐT) dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, xã hội số. Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Giai đoạn 2019 - 2020

- Xây dựng CQĐT tỉnh Sóc Trăng theo Kiến trúc CQĐT tỉnh Sóc Trăng (phiên bản 1.0). Trong đó, khẩn trương xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh bằng các công nghệ hiện đại đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) của tỉnh và sẵn sàng kết nối với trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP).

- Thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị và kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản quốc gia theo lộ trình quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; đảm bảo 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử; tối thiểu 80% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 60% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 30% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin CQĐT được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã thông qua việc tích hợp xác thực với các hệ thống xác thực của Trung ương và địa phương.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của từng cơ quan, đơn vị đạt từ 20% trở lên; thực hiện tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Công Dịch vụ công quốc gia tuân thủ theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; Cổng Dịch vụ công của tỉnh đảm bảo cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; 50% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% Cổng thông tin điện tử các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố công khai đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.

- Tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin Báo cáo tỉnh.

- Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (eCabinet) được chuyển giao từ Trung ương và thông qua Hệ thống quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành của tỉnh.

- Tiếp tục đầu tư, xây dựng, phát triển các CSDL quan trọng về dân cư, đất đai, tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã hội, doanh nghiệp... đảm bảo kết nối đồng bộ với các CSDL quốc gia tuân thủ Kiến trúc CQĐT tỉnh Sóc Trăng.

- Duy trì, phát triển hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến cho 109 xã, phường, thị trấn, tỉnh Sóc Trăng bằng hình thức thuê dịch vụ CNTT, đảm bảo tất cả các cuộc họp có nội dung phù hợp đều được thực hiện qua Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.

- Nâng cao năng lực, chất lượng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Đầu tư xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh Sóc Trăng theo các tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo năng lực triển khai CQĐT tỉnh. Nâng cấp hệ thống các mạng nội bộ (LAN), kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng; đầu tư xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan, đơn vị tham gia vào hệ thống Mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, 70% cán bộ, công chức cấp xã biết sử dụng máy tính mức độ cơ bản theo Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT; 100% cán bộ lãnh đạo, công chức chuyên trách/phụ trách CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị trong tỉnh được Đào tạo nâng cao kiến thức về Chính phủ điện tử, CQĐT, triển khai ứng dụng có hiệu quả trong công việc; Đào tạo chuyên sâu về an toàn bảo mật cho các người phụ trách an toàn, an ninh thông tin.

b) Giai đoạn 2021 - 2025

- Tiếp tục xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng CQĐT cấp tỉnh tuân thủ Kiến trúc CQĐT tỉnh Sóc Trăng, cập nhật lên các phiên bản Kiến trúc Chính phủ điện tử mới do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

- Cổng Dịch vụ công tỉnh, Hệ thống thông tin một cửa điện tử được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử liên thông với các hệ thống của Trung ương.

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

- 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống CQĐT được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã thông qua việc xác thực liên thông với các hệ thống của Trung ương và địa phương.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ