Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 86/KH-UBND
Ngày ban hành 09/11/2012
Ngày có hiệu lực 09/11/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 11 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Để triển khai thực hiện đúng, đy đủ, kịp thời và có hiệu quả Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tng thể triển khai thực hiện Chiến lược tại tỉnh Thừa Thiên Huế, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định rõ những nội dung, lộ trình thích hp, các công việc cụ thể cần thực hiện và trách nhiệm của các Sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Yêu cầu

Việc xây dựng Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại tỉnh Thừa Thiên Huế phải quán triệt đầy đủ nội dung, tinh thần của chiến lược, xác định cụ thể trách nhiệm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành có liên quan; các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ cần phối hp chặt chẽ, bảo đảm kế hoạch được thực hiện đồng bộ, thống nhất và có chất lượng.

II. CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Giai đoạn 2012 - 2015

a) Tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách về trợ giúp pháp lý:

Tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định và hướng dẫn thi hành Luật trợ giúp pháp lý; các Đán và các chế độ, chính sách xã hội về lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo tinh thần Quyết định số 4413/QĐ-BTP ngày 08/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp vi các cơ quan có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2012-2015.

2. Tăng cường hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý.

Xây dựng và lắp đặt bảng thông tin và hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở tiếp dân của 80% Ủy ban nhân dân, cơ quan thanh tra, cơ quan hành chính cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã; 90% trụ sở tiếp dân của các cơ quan tố tụng cấp tỉnh và cấp huyện, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tuyên truyền, giới thiệu các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý và công tác trợ giúp pháp lý trên các báo, đài và các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; lng ghép các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động xét xử lưu động của Tòa án; biên soạn tờ gấp, cẩm nang và các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật khác.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phi hợp với các cơ quan, ban, ngành, phương tiện thông tin có liên quan tại địa phương.

- Thời gian thực hiện: Năm 2012-2015.

3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ trợ giúp pháp lý.

a) Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, kiện toàn các Phòng nghiệp vụ và Chi nhánh hoạt động theo hướng chuyên môn hóa từng lĩnh vực pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu ở địa phương.

Bổ sung biên chế, chú trọng thành lập và phát triển các Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý tại 02 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới theo Quyết định số 596/QĐ-UBND ngày 10/3/2008 của UBND tỉnh và trên cơ sở Đ án “Quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2015” đã được UBND tỉnh phê duyệt, ưu tiên những người đã tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Năm 2012-2015.

b) Huy động, khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; phấn đấu đến năm 2015 có thể thu hút tất cả các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: Năm 2012-2015.

4. Tăng cường nguồn nhân lực trợ giúp pháp lý.

a) Rà soát, đánh giá trình độ và năng lực của đội ngũ trợ giúp viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong tỉnh; tạo nguồn bổ sung Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm tăng thêm 15 trợ giúp viên pháp lý và đến năm 2015 Trung tâm có 150 cộng tác viên trở lên (trong đó, 70% số cộng tác viên có trình độ đại học trở lên), chú trọng xây dựng đội ngũ cộng tác viên là già làng, trưởng bản...những người có uy tín trong cộng đồng; phụ nữ và người dân tộc thiểu số, người biết tiếng dân tộc thiểu số ở các xã đã thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

[...]