Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 8226/KH-UBND năm 2020 về phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030

Số hiệu 8226/KH-UBND
Ngày ban hành 07/10/2020
Ngày có hiệu lực 07/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Văn Đa
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8226/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 07 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN, KẾT HỢP Y DƯỢC CỔ TRUYỀN VỚI Y HỌC HIỆN ĐẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xây dựng Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Phát triển toàn diện y dược cổ truyền, tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Phát triển toàn diện y dược cổ truyền:

- Tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền.

- Đến năm 2025: 90% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa và trung tâm y tế các huyện, thành phố có khoa y, dược cổ truyền; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền.

- Đến năm 2030: 95% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa và trung tâm y tế các huyện, thành phố có khoa y, dược cổ truyền; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền.

- Tăng tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại ở tất cả các tuyến: đến năm 2025, tuyến tỉnh đạt 20%; tuyến huyện đạt 25% và tuyến xã đạt 30%; đến năm 2030, tuyến tỉnh đạt 25%; tuyến huyện đạt 30% và tuyến xã đạt 40%.

- Tăng tỷ lệ chi trả thuốc dược liệu, thuốc ctruyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ quỹ bảo hiểm y tế trong tổng số chi phí cho thuốc: đến năm 2025, tối thiểu đạt 20% và đến năm 2030, đạt 30%; trong đó chi phí sử dụng dược liệu sẵn có tại tỉnh trong chữa bệnh tối thiểu đạt 5%/tổng số chi phí thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

- Tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học về y dược cổ truyền được ứng dụng trong thực tiễn; chú trọng nghiên cứu chứng minh khoa học tác dụng cha bệnh của y dược cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh y dược cổ truyền có giá trị.

- Tăng tỷ lệ nuôi trồng dược liệu trong tỉnh, khuyến khích dược liệu nuôi trồng đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (GACP - WHO); ưu tiên sử dụng dược liệu, thuc ctruyền trong nước sản xuất; giảm dn tỷ lệ mua dược liệu, thuc ctruyền nước ngoài; sưu tập, bảo tồn nguồn dược diệu trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển y dược cổ truyền khối tư nhân, tăng cường vai trò của các hội, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y dược ctruyền.

b) Kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại:

- Đến năm 2025: hai bệnh viện y học cổ truyền được đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh theo phân hạng ca bệnh viện, được đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất chế phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng trên địa bàn tỉnh được quỹ bảo hiểm y tế chi trả; 100% cán bộ được đào tạo, cập nhật kiến thức sử dụng trang thiết bị hiện đại (theo từng lĩnh vực chuyên khoa) phục vụ khám, chữa bệnh.

- Đến năm 2030: hai bệnh viện y học cổ truyền được đầu tư trang thiết bị bào chế, sản xuất các dạng bào chế hiện đại thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, sản xuất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng trên địa bàn tỉnh được quỹ bảo hiểm y tế chi trả; 100% bác sỹ y học cổ truyền được đào tạo liên tục, đào tạo chuyên sâu sau đại học các chuyên khoa về y học hiện đại; tăng tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh, số lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có lồng ghép giữa y dược cổ truyền với y dược hiện đại.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Triển khai các chính sách, đề án, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để phát triển y dược cổ truyền:

a) Thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở đào tạo, dạy nghề y, dược cổ truyền; ưu đãi đầu tư phát triển nuôi trồng dược liệu, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên hợp lý, đảm bảo lưu giữ, tái sinh và phát triển nguồn dược liệu đa dạng ở các vùng sinh thái trong tỉnh.

b) Củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức, nhân sự quản lý công tác y, dược cổ truyền các cấp; đảm bảo các chế độ hỗ trợ, khuyến khích các thầy thuốc cống hiến và phát huy những bài thuốc hay, cây thuốc quý, những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền có hiệu quả.

c) Tiếp tục kiện toàn khoa y học cổ truyền trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2014/TT-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của khoa y, dược cổ truyền trong bệnh viện Nhà nước và bộ phận khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường, thị trấn.

d) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa y dược cổ truyền. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực y, dược ctruyền; mở rộng liên kết, hợp tác giữa các cơ sở y, dược ctruyền nhà nước với các cơ sở y, dược cổ truyền ngoài công lập; giữa cơ sở y, dược cổ truyền trong nước với nước ngoài.

2. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về y dược cổ truyền, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về y dược cổ truyền, tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:

a) Nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, sản xuất thuốc từ dược liệu, công nghệ sinh học để bảo vệ nguồn quỹ gen dược liệu quý hiếm và tạo nguồn giống cây thuốc với năng suất chất lượng cao phục vụ cho công tác sản xuất thuốc.

b) Phát hiện, chứng minh khoa học và thương mại hóa thuốc, bài thuốc cổ truyền; khuyến khích sử dụng thuốc, bài thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu được nuôi trồng trong nước trong khám chữa bệnh.

[...]