Kế hoạch 812/KH-UBND năm 2019 về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 812/KH-UBND
Ngày ban hành 11/04/2019
Ngày có hiệu lực 11/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 812/KH-UBND

Kon Tum, ngày 11 tháng 04 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Công văn số 7779/BNN-KTHT ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum, với các nội dung chính, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với tổ chức sắp xếp lại hoạt động sản xuất nhằm tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, giảm dần tình trạng thuần nông, tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập cho hộ gia đình, đồng thời khai thác tốt hơn tài nguyên, nguồn lao động tại chỗ, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, nâng cao giá trị các sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản thông qua chế biến. Phấn đấu tăng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng và phát triển được các nghề phi nông nghiệp, làng nghề, làng nghề truyền thống, các hợp tác xã và dịch vụ ngành nghề nông thôn; tập trung phát triển các nghề trọng điểm, hình thành sản phẩm có thương hiệu mạnh, gắn phát triển làng nghề với khai thác tốt tiềm năng du lịch và từng bước mở rộng xuất khẩu; phát triển làng nghề đi đối với bảo vệ môi trường bền vững;

- Tăng cường sự phối hợp giữa ngành và cấp, giữa các ngành, tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân, đặc biệt là ở cấp cơ sở trong công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai thực hiện.

2. Yêu cầu

Tăng cường công tác chỉ đạo để triển khai thực hiện công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan và địa phương trong triển khai thi hành Nghị định; bảo đảm chất lượng theo đúng mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

II. NỘI DUNG

1. Phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

- Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống để phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ và thương hiệu sản phẩm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

- Củng cố, hỗ trợ làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống(1) có nguy cơ mai một, thất truyền; làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới; làng nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương; làng nghề gắn với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa thông qua các nghề truyền thống.

2. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét về tiêu chí, lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5, 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

3. Phát triển các nhóm ngành nghề ưu tiên

a) Đối với nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

- Tổ chức kiểm tra các nghề, làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng các cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu, có công nghệ phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap.

- Triển khai lập hồ sơ đề nghị công nhận các nghề, làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản và nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu đề nghị công nhận làng nghề theo quy định, đối với các làng nghề sau:

+ Chế biến cà phê, mì, bún, bánh, miến: Kiểm tra cơ sở chế biến hoạt động có hiệu quả gắn với các vùng nguyên liệu và đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

+ Chế biến rau quả: Khuyến khích đầu tư kỹ thuật bảo quản và chế biến nhằm tăng giá trị sản phẩm, phát triển các nhà sơ chế bảo quản ngay tại vùng nguyên liệu (Phường Thắng Lợi, Phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum; xã Măng Cành, xã Đăk Long, huyện Kon Plông...).

+ Chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm: xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung gắn với công nghiệp chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

b) Ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

- Phát triển các sản phẩm hiện có của tỉnh như sơn mài, mộc mỹ nghệ, phát triển và du nhập nghề mới.

- Nghề dệt thổ cẩm: Phát triển duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Xê Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng.. .ở các huyện, thành phố.

c) Nhóm ngành nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn

[...]