Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2024 thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Số hiệu 81/KH-UBND
Ngày ban hành 30/07/2024
Ngày có hiệu lực 30/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Trà Vinh
Người ký Nguyễn Quỳnh Thiện
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Trà Vinh, ngày 30 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

Thực hiện Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02 tháng 11 năm 2023, Công văn 1786/BTNMT-KSONMT ngày 22 tháng 3 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phát sinh từ các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (gọi tắt là các cơ quan, tổ chức), hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; kiện toàn hệ thống, mạng lưới thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định.

b) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, hình thành thói quen và ý thức tự giác thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong cộng đồng.

c) Tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý, nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

2. Yêu cầu

a) Triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, ưu tiên triển khai trước tại những khu vực có đủ điều kiện về hạ tầng thu gom, vận chuyển: Các cơ quan, đơn vị; khu vực đô thị; khu dân cư tập trung; hộ gia đình, cá nhân dọc tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, …, từng bước mở rộng đến khu vực vùng sâu, đảm bảo việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được triển khai thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.

b) Việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó cấp huyện, cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò then chốt trong tổ chức thực hiện; phát huy lực lượng đoàn viên, hội viên của các đoàn thể ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động; hộ gia đình, cá nhân giữ vai trò trọng tâm, tham gia tích cực theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

c) Các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống nhà nước phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đồng thời, tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, hộ gia đình, cá nhân nơi cư trú cùng thực hiện.

3. Mục tiêu

a) Năm 2024

- Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- 100% xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân để nâng cao nhận thức người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

b) Năm 2025:

- 100% huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng và tổ chức thực hiện phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phù hợp với việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương; kiện toàn lại đội ngũ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu thu gom, vận chuyển các loại chất thải sau khi phân loại.

- Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu tuyên truyền việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Tỷ lệ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị (áp dụng cho phường, thị trấn) đạt 60% trở lên; khu vực nông thôn đối với xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 40% trở lên, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt từ 60% trở lên.

c) Năm 2026:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Mở rộng việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực còn lại. Tỷ lệ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị (áp dụng cho phường, thị trấn) đạt 80% trở lên; khu vực nông thôn đối với xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 60% trở lên, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt từ 80% trở lên.

d) Năm 2027:

Tỷ lệ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị (áp dụng cho phường, thị trấn) đạt 100%; khu vực nông đối với xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 80% trở lên; xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 100%.

đ) Năm 2028 trở về sau:

[...]