Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021" trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 81/KH-UBND
Ngày ban hành 20/09/2019
Ngày có hiệu lực 20/09/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Hồ Quốc Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Bình Định, ngày 20 tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GIAI ĐOẠN 2019 – 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 1478/TTCP-PC ngày 29/8/2019 của Thanh tra Chính phủ về việc triển khai Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng; chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”, UBND tỉnh Bình Định ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, góp phần tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến hết năm 2021, 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương có nội dung về chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, đạo đức liêm chính.

b) Hàng năm, 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên, giảng viên các môn pháp luật, giáo dục công dân tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

c) Hàng năm, 100% cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng dưới các hình thức.

d) Đến hết năm 2019 có 90%, đến hết năm 2021 có 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị nghiên cứu, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

đ) Đến hết năm 2019 có 85%, đến hết năm 2021 có 100% người lao động tại cơ quan nghiên cứu, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

e) Đến hết năm 2019 có 75%, đến hết năm 2021 có 90% người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

g) Đến hết năm 2019 có 60% đến 70%, đến hết năm 2021 có 70% đến 85% người dân nông thôn, dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tiểu thương, lao động tự do trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

h) Hình thành trên phạm vi toàn tỉnh văn hóa minh bạch, giải trình của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, cần lên án mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa cán bộ, công chức, viên chức và người dân, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức và người dân.

3. Yêu cầu

a) Thủ trưởng sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý; UBND và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp trên địa bàn tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (sau đây gọi chung là các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị) có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình bảo đảm thực chất, đúng tiến độ, đạt được các mục tiêu đề ra, tránh qua loa, chiếu lệ, hình thức.

b) Đề cao trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; đa dạng hoá các hình thức thực hiện bảo đảm phù hợp với từng đối tượng, tình hình thực tiễn của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Nội dung

Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021 gồm:

a) Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng.

b) Ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính.

c) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng.

d) Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng chống tham nhũng.

đ) Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là các quy định mới về: hành vi tham nhũng; phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

e) Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam.

g) Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

[...]