Kế hoạch 8052/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 8052/KH-UBND
Ngày ban hành 10/11/2021
Ngày có hiệu lực 10/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đặng Trí Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8052/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 10 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam;

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại đến năm 2025 và phương hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại của Việt Nam, nhằm phát triển toàn diện văn hóa, con người Việt Nam, đưa văn hóa thành sức mạnh nội sinh, thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường giao lưu, sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

- Đẩy mạnh công tác văn hóa đối ngoại nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh miền đất, con người; những nét đặc sắc văn hóa của tỉnh Lâm Đồng đến bạn bè quốc tế, qua đó mở rộng quan hệ, hợp tác với các địa phương, tổ chức và cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, thu hút nguồn đầu tư, thúc đẩy thương mại, du lịch phát triển công nghiệp văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Tổ chức triển khai các hoạt động văn hóa đối ngoại phải đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Lồng ghép các hoạt động văn hóa đối ngoại với các hoạt động nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch của tỉnh; gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa đối ngoại với chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, góp phần tăng cường đoàn kết, quan hệ hữu nghị hợp tác với bạn bè quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

- Tiếp tục chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa đối ngoại nói riêng, các quan điểm, mục tiêu của Chiến lược văn hóa đối ngoại của Lâm Đồng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Phối hợp, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức văn hóa và ngoại giao văn hóa cho cán bộ làm công tác đối ngoại và liên quan đến văn hóa đối ngoại ở các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

- Tăng cường triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, song hành với công tác thông tin đối ngoại, gắn kết trong tổng thể chính sách đối ngoại, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Thúc đẩy phát triển văn hóa số, chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đẩy mạnh triển khai hoạt động văn hóa đối ngoại sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

- Bảo tồn, quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa của Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng đến bạn bè quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng văn hóa con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng để giới thiệu các giá trị văn hóa của Lâm Đồng nói riêng và của Tây Nguyên nói chung thông qua các hoạt động văn hóa như: Festival Hoa Đà Lạt, Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Bảo Lộc, Ngày văn hóa, Tuần văn hóa Việt Nam, các lễ hội văn hóa - du lịch, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch trong nước, khu vực và quốc tế, tổ chức triển lãm ảnh giới thiệu đất nước, con người Việt Nam, các vật phẩm văn hóa Việt Nam trong tỉnh; tích cực tham gia các sự kiện văn hóa nghệ thuật trong và ngoài nước do Việt Nam và quốc tế tổ chức; xây dựng và phát triển một số thương hiệu sản phẩm văn hóa Lâm Đồng.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các nước, tổ chức quốc tế và cơ quan văn hóa, du lịch ở nước ngoài giới thiệu đất nước, con người, văn hóa du lịch tại Lâm Đồng. Phối hợp triển khai các Tuần văn hóa, những sự kiện văn hóa lớn của các nước tổ chức tại địa phương.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác văn hóa đối ngoại gắn kết chặt chẽ với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; góp phần giữ gìn, phát huy tiếng Việt, bản sắc văn hóa, truyền thống; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước.

- Góp phần xây dựng các quan hệ quốc tế của Việt Nam và các nước về lĩnh vực văn hóa đi vào chiều sâu, ổn định. Mở rộng quan hệ với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các tổ chức văn hóa quốc tế, các tập đoàn kinh tế, các cơ quan văn hóa trong khu vực và trên thế giới, hướng đến triển khai các chương trình hợp tác thực chất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về Chiến lược phát triển văn hóa:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), nhân dân trong tỉnh về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan văn hóa đối ngoại bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng: trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp; trên phương tiện thông tin đại chúng... nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối ngoại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức các lớp cập nhật kiến thức, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về Chiến lược phát triển văn hóa lồng ghép trong công tác ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại.

2. Quảng bá, truyền thông; đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa đối ngoại:

- Xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm nét văn hóa dân tộc vùng đất Lâm Đồng - Tây Nguyên như: dân ca, dân vũ phù hợp văn hóa, phong tục tập quán sinh sống của các dân tộc tỉnh Lâm Đồng xen kẽ, tiếp thu các tác phẩm mới có chọn lọc mang tính hiện đại trong nước và quốc tế; chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ các chương trình giao lưu, chiêu đãi sự kiện ngoại giao, khách đối ngoại; giao lưu văn hóa nghệ thuật kết hợp triển lãm ảnh giới thiệu danh lam thắng cảnh, quảng bá du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt tại các địa phương nước ngoài có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Lâm Đồng.

- Lựa chọn tặng phẩm, quà tặng tiêu biểu, đặc sắc mang đậm giá trị văn hóa vùng miền của Lâm Đồng trong số các sản vật đặc trưng của địa phương như: Tranh thêu tay, trà Ôlong, trà Atisô, cà phê, rượu vang, lụa tơ tằm... để làm lưu niệm đối với các đoàn ngoại giao, các đối tác nước ngoài nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch thông qua hoạt động ngoại giao văn hóa trên các kênh truyền thông số, các ấn phẩm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại - du lịch, chính sách khuyến khích đầu tư, tham gia hội chợ, triển lãm lồng ghép trong các chương trình quảng bá thông tin về tiềm năng và cơ hội đầu tư, giao lưu văn hóa, du lịch góp phần quảng bá văn hóa, tiềm năng, thế mạnh, con người, danh lam thắng cảnh Lâm Đồng - Đà Lạt. Trao đổi các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, đoàn nghệ thuật dân gian giữa Lâm Đồng với các địa phương nước ngoài đang có hợp tác.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn phóng viên báo chí nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh; phối hợp với báo, đài Trung ương, địa phương, các kênh thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế xây dựng các chuyên đề, phóng sự, ký sự về thiên nhiên, du lịch, văn hóa, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, “Lâm Đồng - điểm đến an toàn hấp dẫn” và những di sản được UNESCO công nhận như: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang, Mộc bản Triều Nguyễn...; các danh lam thắng cảnh, lễ hội, làng nghề truyền thống đậm nét văn hóa của các dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên.

[...]